Thành Phần Của An Cung Ngưu Hoàng Hoàn

Ngày đăng: 14-04-2015 07:15:07

Tìm hiểu các thành phần của bài thuốc đông y nổi tiếng An cung ngưu hoàng hoàn, từ đó thấy rõ sự tuyệt diệu của bài thuốc quý này

Ở bài trước chúng ta đã hiểu được rõ nguồn gốc cũng như ý nghĩa của cái tên An cung ngưu hoàng hoàn. Như đã nói trước, bài này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn thành phần chính của An cung ngưu hoàng hoàn, sự quý hiếm của các nguyên liệu cấu thành lên An cung nguu hoan cũng như hiểu được giá trị của bài thuốc đông y tuyệt vời này.

 

Thành phần chính của An cung ngưu hoàng hoàn gồm có:

thành phần của an cung ngưu hoàng hoàn


- Bồ hoàng: Bồ hoàng là phấn hoa sấy hay phơi khô của cây Hương bồ hoặc Hương bồ thảo, còn gọi là Cỏ nến. Có tác dụng thông kinh mạch, trị phụ nữ băng huyết không cầm, chủ lợi huyết, cầm máu cam, trị niệu huyết, lợi thủy đạo

 

- Củ hoài sơn: Hoài sơn là một vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Thư dự ( củ khoai ăn được), Hoài sơn ( Rhizoma Dioscoreae) còn có tên khác là: Sơn dược, Khoai mài, Củ mài, Chính hoài là thân rễ của cây Khoai mài ( Dioscorea persimlis) hoặc ( Dioscorea oppsita Thunb,) cạo vỏ sơ bộ chế biến và sấy khô, thuộc họ củ nâu ( Dioscoreaceae). Củ hoài sơn có thể trị đau lưng, bổ hư lao, gầy còm, làm mạnh ngũ tạng, cường âm, trừ phiền nhiệt...

- Gừng: có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau.

- Mạch môn: hay còn gọi là mạch môn đông, là một loại dược thảo có tác dụng tim mạch để bổ sung âm. Theo Chinese Herbal Medicine Materia Medica[2], loại dược thảo này có vị cam (ngọt), vi khổ (hơi đắng) và hàn (lạnh), có tác dụng với các kinh tâm (tim), phế (phổi), vị (dạ dày) và bổ âm, chữa ho, khô lưỡi, khô miệng và táo bón.

- Đương quy: có vị ngọt, cay, ấm, có tác dụng bổ máu, hoạt huyết và giảm đau, àm ẩm ruột.

- Phòng phong: Vị cay ngọt, tính ấm, qui kinh bàng quang, can, có tác dụng tán hàn giải biểu, trừ phong thấp, giải kinh phong.

- Bạch liễm: Dây leo, không lông, thân cứng, vòi chẻ hai. Lá hai lần kép, cuống có cánh, thường có 3-5 lá chét hình trái xoan bánh bò 4 x 2 cm, nhọn hai đầu, gân lồi và có lông, mặt trên nâu sẫm, mặt dưới trăng trắng, mép có răng nhỏ và có lông. Cụm hoa đối diện với lá, nhỏ, lưỡng phân; nụ tròn, to 1-1,5mm, thường dùng chữa trĩ rò, tràng nhạc, mụn nhọt sưng lở, bỏng lửa và bỏng nước. Liều dùng 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy rễ giã đắp chỗ đau.

Trên đây là những thông tin khái quát nhất về các thành phần của An cung ngưu hoàng. Sự kết hợp kỳ diệu của các cây thuốc đông y, chúng tương tác, hỗ trợ nhau tạo ra bài thuốc An cung ngưu hoàng tuyệt vời, là liều thuốc không thể thiếu cho người bị tai biến, đột quỵ.

Nguồn: