Đột Quỵ Não Là Gì?

Ngày đăng: 20-01-2014 03:04:18

Đột quỵ vẫn thường được xem là bệnh không báo trước và khó điều trị. Đây là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng và chất lượng cuộc sống của con người. Đột quỵ chỉ xảy ra đối với người cao tuổi và hiện nay một số người trẻ tuổi cũng mắc phải căn bệnh này. Vậy chúng ta càn tìm hiểu xem đột quỵ não là gì?

- Đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp cho một phần của não bộ đột nhiên bị chặn lại hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu tràn vào những khoảng không xung quanh các tế bào não. Cũng giống như một người bị mất luồng máu cấp tới tim gây nên hiện tượng trụy tim (heart attack) thì người bị mất luồng máu lên não hoặc chảy máu bất ngờ trong não có thể được gọi là "não quỵ" (brain attack).

- Liệt là một đặc điểm phổ biến của đột quỵ, thông thường xảy ra với một bên của cơ thể (liệt nửa người). Liệt hoặc suy kiệt có thể chỉ ảnh hưởng tới khuôn mặt, một tay hoặc một chân hay có thể ảnh hưởng tới toàn bộ một nửa của cơ thể và khuôn mặt.

Một người bị đột quỵ ở bán cầu não trái sẽ bị liệt ở bên phải hay còn gọi là liệt nhẹ. Ngược lại, một người bị đột quỵ ở bán cầu não phải sẽ chịu những khuyết tật ở nửa trái của cơ thể.

- Chứng thiếu máu cục bộ (Ischemia) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng thiếu khí ô-xy và các chất dinh dưỡng nuôi các tế bào não khi luồng máu thiếu. Cuối cùng thiếu máu cục bộ sẽ dẫn tới hiện tượng nhồi máu, các tế bào não bị chết và sau đó bị thay thế bằng một hốc chứa đầy dịch trong phần não bị tổn thương.

Khi dòng máu chảy về não bị ngắt quãng, một số tế bào não bị chết ngay lập tức; những tế bào não còn lại tiếp tục có nguy cơ bị chết. Những tế nào não bị tổn thương có thể được cứu chữa nếu có sự can thiệp sớm bằng thuốc. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có thể khôi phục dòng máu chảy tới các tế bào này bằng cách tiêm chất hoạt hóa mô plasminogen có chất chống máu cục (t-PA) trong vòng 3 giờ kể từ lúc bị đột quỵ. Nhiều loại thuốc thần kinh đang được kiểm nghiệm để phòng ngừa chuỗi phá hủy sau cơn đột quỵ đầu tiên.

Bằng cách sử dụng thuật ngữ “não quỵ”, đột quỵ có một tên gọi mô tả, định danh. Phản ứng thích hợp trước một ca não quỵ là một hành động khẩn cấp, của cả người bị não quỵ lẫn giới chăm sóc y tế. Giáo dục cộng đồng để họ hiểu đột quỵ là não quỵ và nhanh chóng cấp cứu là một vấn đề then chốt bởi mỗi phút lãng phí từ khi mới xuất hiện triệu chứng tới lúc được cấp cứu sẽ khép dần cánh cửa cơ hội được cứu chữa.

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Nguyên nhân dẫn tới đột quỵ là do: cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường và hút thuốc. Những nguyên nhân khác gồm có nghiện rượu nặng, nồng độ cholesterol trong máu cao, sử dụng thuốc cấm, những đặc điểm về gen hoặc bẩm sinh, những dị thường nhất định trong hệ mạch.

Các triệu chứng của bệnh đột quỵ

Những triệu chứng của bệnh đột quỵ rất dễ phát hiện: đột nhiên bị tê liệt hoặc đuối sức, đặc biệt là ở một nửa cơ thể; đột nhiên khó phát âm hoặc đầu óc lẫn lộn không hiểu được người khác nói; đột nhiên một mắt nhìn không rõ; đột nhiên đi loạng choạng, chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc không phối hợp được hoạt động; hoặc đột nhiên đau đầu trầm trọng mà không rõ nguyên nhân. Đột quỵ thường có thể phân biệt với các nguyên nhân gây chóng mặt hoặc đau đầu khác. Những triệu chứng này có thể cho thấy đã xảy ra đột quỵ và cần đưa đến cơ sở  y tế ngay lập tức.

Phục hồi sớm

Bằng cách nào đó mà người ta vẫn chưa xác định được rõ, não bộ có khả năng đền bù đối với tổn thương do đột quỵ hoặc não quỵ gây ra. Một số tế bào não có thể chỉ bị tổn thương tạm thời, chứ không bị tiêu diệt và có thể phục hồi chức năng. Trong một số trường hợp, não bộ có thể tự tổ chức lại hoạt động chức năng của mình. Đôi khi, một vùng của não bộ đảm nhận chức năng cho một vùng bị đột quỵ làm tổn thương. Những người chống chịu được qua cơn đột quỵ đôi lúc có cảm thấy những phục hồi rõ ràng ngoài dự tính mà không thể lý giải được.

Mức độ hồi phục

- 10% những người qua được cơn đột quỵ gần như phục hồi hoàn toàn.

- 25% phục hồi và có những suy yếu nhỏ.

- 40% trải qua những suy yếu từ trung bình tới nghiêm trọng và cần chăm sóc đặc biệt.

- 10% cần chăm sóc tại cơ sở điều dưỡng hoặc các cơ sở chăm sóc dài hạn khác.

- 15% tử vong ngay sau khi bị đột quỵ.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ

Quá trình phục hồi chức năng bắt đầu trong bệnh viện sau cơn đột quỵ càng sớm càng tốt. Đối với những bệnh nhân có tình trạng ổn định, quá trình phục hồi chức năng có thể bắt đầu trong vòng hai ngày sau khi xảy ra đột quỵ và nên tiếp tục nếu cần sau khi xuất viện. Những lựa chọn phục hồi chức năng có thể gồm có bộ phận phục hồi chức năng trong bệnh viện, cơ sở chăm sóc hơi cấp, bệnh viện phục hồi chức năng, liệu pháp điều trị tại nhà, chăm sóc ngoại trú hoặc chăm sóc dài hạn trong một cơ sở điều dưỡng.

Mục tiêu của phục hồi chức năng là nhằm cải thiện chức năng để người qua cơn đột quỵ có thể trở nên càng tự lập càng tốt. Mục tiêu này phải được thực hiện theo hình thức tôn trọng phẩm cách đồng thời khuyến khích người qua cơn đột quỵ học lại những kỹ năng cơ bản mà cơn đột quỵ có thể đã cướp đi của họ như: ăn uống, mặc quần áo và đi bộ.

Cho dù đột quỵ là một căn bệnh của não bộ, nhưng nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Một số tình trạng khuyết tật khác có thể xuất hiện do đột quy gồm có liệt, khuyết thiếu trong nhận thức, những vấn đề về phát âm, khó khăn về cảm xúc, những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và đau đớn.

Đột quỵ có thể gây ra những vấn đề về tư duy, nhận thức, khả năng tập trung, học tập, đánh giá hoặc trí nhớ. Một bệnh nhân bị đột quỵ có thể không có khả năng nhận thức được những gì diễn ra xung quanh hoặc không thể nhận thức được những khuyết tật về thần kinh do cơn đột quỵ gây ra.

Những nạn nhân của đột quỵ thường gặp vấn đề về tiếp thu hoặc hình thành ngôn ngữ. Những vấn đề về ngôn ngữ thường xảy ra do tổn thương đối với thùy thái dương trái và thùy đỉnh của não bộ.

Đột quỵ có thể dẫn tới những vấn đề về cảm xúc. Những bệnh nhân bị đột quỵ có thể gặp khó khăn trong việc điều khiển cảm xúc hoặc có thể biểu thị cảm xúc không phù hợp trong những trường hợp nhất định. Một khuyết tật phổ biến xảy ra đối với nhiều bệnh nhân bị đột quỵ là hiện tượng trầm cảm, một trạng thái buồn hơn mức bình thường sau cơn đột quỵ.

Những bệnh nhân đột quỵ có thể bị đau đớn, cảm giác tê liệt khó chịu hoặc có nhiều cảm giác lạ sau cơn đột quỵ. Những cảm giác này có thể do nhiều yếu tố gây ra trong đó có tổn thương ở nhiều vùng cảm giác của não bộ, khớp bị cứng hoặc chân tay bị tê liệt.

Như vậy để phòng ngừa đột quỵ và phục hồi các chức năng cho người bệnh sau đột quỵ chúng ta nên có chế độ chăm sóc đặc biệt, luyện tập điều độ, kết hợp uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi sử dụng thuốc.

Nguồn: