Thuốc điều trị và phòng chống tai biến hiện nay.

Ngày đăng: 11-04-2020 22:50:02

Tai biến mạch máu não xảy ra đột ngột và bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với tử vong là 50%, 50% còn lại may mắn sống sót thì phải đối mặt với các di chứng nặng nề. Tỷ lệ bệnh nhân tai biến lần 1 có nguy cơ bị tái phát rất cao nếu người bệnh không chủ động phòng ngừa. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị và phòng ngừa tai biến. Cụ thể là những loại thuốc nào, cùng bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

1.Thuốc làm loãng máu:

80% nguyên nhân tai biến là cục máu đông, trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu não (tắc nghẽn mạch máu não ) bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh dùng loại thuốc này. Hoặc người bị rung tâm nhĩ.

1.1Thuốc chống đông máu:

Warfain là thuốc chính được sử dụng để chống đông máu được đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Trường hợp bệnh nhân dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, nên xét nghiệm máu định kì.

1.2.Thuốc chống kết tập tiểu cẩu:

Thuốc chống tiểu cầu có tác dụng làm loãng máu ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Thuốc chống tiểu cầu được sử dụng phổ biến hiện này là thuốc Aspirin, Clopidogrel, dipyridamole và Ticlopidine….Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc này phải sử dụng trong thời gian dài để phòng nguy cơ tai biến tái phát hoặc nhồi máu cơ tim tái phát.

2. Thuốc làm tan cục máu đông:

Cơ chế chính của loại thuốc này là chất kích hoạt Plasminogen mô có tác dụng phá vỡ cục máu đông giúp máu huyết lưu thông. Thuốc này được chỉ định để điều trị khẩn cấp ở bệnh nhân tai biến sau 4-6h khởi phát. Thuốc được tiêm qua đường tĩnh mạch bắp tay để giúp giảm biến chứng do tai biến gây ra.

3. Thuốc hạ cholesterol:

Statin là thuốc giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, thuốc này có tác dụng ức chế sản xuất enzyme ngăn ngừa cholesterol hình thành nên xơ vữa động mạch. Các loại thuốc statin gồm các loại như: Atorvastatin (Lipitor)

,Simvastatin (Zocor), Fuvastatin (Lescol), Pitavastatin (Livalo), Lovastatin (Altoprev), Pravastatin (Pravachol), Rosuvastatin

4. Thuốc hạ huyết áp:

Trường hợp bệnh nhân bị huyết áp tăng cao bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hạ huyết áp ngay, kiểm soát huyết áp lâu dài để ngăn chặn nguy cơ tai biến tái phát. Các loại thuốc hạ huyết áp hiện nay:

4.1.Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin: Thuốc có tác dụng hạ huyết áp giảm cơn đau tim, giúp bảo vệ thận ở người bị thận hoặc tiểu đường. Các loại thuốc ức chế men chuyển: Lisinopril (Prinivil / Zestril), Benazepril (Lotensin), Captopril (Capoten), Enalapril (Vasotec), Fosinopril (Monopril), Lisinopril (Zestril), Quinapril (Accupril), Ramipril (Altace), Moexipril (Univasc).

4.2.Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB)

ARB có tác dụng tương tự thuốc ức chế men chuyển, được dùng để điều trị huyết áp cao và suy tim. 

4.3.Thuốc chẹn beta:

Thuốc chẹn beta có tác dụng hạ huyết áp và làm cho nhịp tim hoạt động ổn hơn, tránh nhịp đập quá nhanh. Thuốc chẹn beta bao gồm: Acebutolol (Sectral), Pindolol (Viskazide), Bisoprolol (Monocor), Carvedilol (Coreg ®), Labetol (Trandate), Atenolol (Tenormin), Nadolol (Corgard), Propranolol (Inderal), Metoprolol (Lopressor, Betaloc).

4.4.Thuốc chẹn canxi:

Thuốc chẹn canxi giúp mạch máu giãn nở bằng cách ngăn canxi xâm nhập vào các tế bào trong tim và mạch máu giúp chậm nhịp tim và hạ huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết mạch. Thuốc chẹn canxi bao gồm: Diltiazem (Cardizem, Cartia XT, Dilacor, Tiazac), Nimodipin ( Nimotop), Nifedipine XL (Adalat XL), Felodipine (Plendil), Amlodipine (Norvasc), Verapamil (Isoptin, Isoptin SR, Verelan), Verapamil (Calan, Covera, Isoptin, Verelan), Diltiazem (Cardiazem, Tiazac, Tiazac XC).

5.Thuốc lợi tiểu: 

Thuốc lợi tiểu giúp người bệnh tiểu tiện nhiều giúp đào thải bớt nước và muối trong cơ thể giúp làm giảm huyết áp và triệu chứng khó thở. Thuốc lợi tiểu bao gồm: Chlorthalidone, Metolazone (Zaroxolyn), Axit ethacrynic (Edecrin), Hydrochlorothiazide, Furosemide (Lasix ), Indapamide (Lozide).

Lưu ý trong dùng thuốc điều trị và phòng ngừa tai biến:

Không tự ý mua hoặc dùng thuốc, thay đổi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. 

Dùng thuốc cần tuân thủ theo liệu trình và phác đồ điều trị.

Trong quá trình dùng thuốc nên theo dõi phản ứng của cơ thể báo với bác sĩ điều trị để có hướng thay đổi thuốc phù hợp.


Nguồn: