Nguyên nhân gây nên tai biến nhồi máu não?

Ngày đăng: 25-11-2019 08:57:14

Nhồi máu não chiếm 80% nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, tình trạng này xảy ra khi mạch máu não xuất hiện cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa gây bít tắc lòng mạch. Nếu mạch máu não quá hẹp lượng máu cung cấp cho não thiếu hụt quá lâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng não, tổn thương và chết tế bào não.

Tai biến mạch máu não được chia làm 2 thể:

Nhồi máu não (Tắc nghẽn mạch máu não).

Xuất huyết não (Vỡ mạch máu não).

Đây là một trong 2 nguyên nhân chính gây nên tai biến mạch máu não.

Nguyên nhân gây nên nhồi máu não?

Nguyên nhân chính gây nên nhồi máu não là do các mảng xơ gây bít tắc lòng mạch, các mảng xơ vữa có thể bị bóc tách trôi nổi theo dòng máu hình thành các cục máu đông gây hẹp mạch máu nhỏ trong não.

Yếu tố nguyên nhân tác động hình thành các mảng xơ vữa là do huyết áp cao, mắc các bệnh về tim mạch (rung nhĩ, hở van tim, rối loạn nhịp tim), đái tháo đường, mỡ máu cao, béo phì hoặc do những thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống rượu nhiều, chế độ ăn uống không lành mạnh…

Dấu hiệu của bệnh nhồi máu não:

- Xuất hiện tình trạng đau đầu.

- Choáng váng, chóng mặt không làm chủ được tư thế.

- Đột ngột tay, chân nửa bên tê bì và mất cảm giác.

- Miệng có dấu hiệu méo.

- Nói đớ hoặc nói không rõ.

- Rơi vào hôn mê, co giật.

Phòng và điều trị bệnh nhồi máu não:

Bệnh nhồi máu não thường xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu cảnh báo trước, khi xuất hiện các triệu chứng của nhồi máu não cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời. Điều trị tích cực theo phác đồ điều trị của bác sỹ và tích cực tập vật lý trị liệu.

Để điều trị có hiệu quả bệnh nhân có thể kết hợp dùng thuốc An Cung Rùa Vàng để giúp tiêu tan cục máu đông, khơi thông lòng mạch, kích thích hồi phục các tế bào não hấp hối hồi phục, cải thiện nhanh các di chứng do nhồi máu não gây ra. Liệu trình điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân nhồi máu não từ 3-9 viên tuỳ theo mức độ tình trạng của bệnh nhân.

Phòng bệnh nhồi máu não như thế nào?

Chủ động khám sức khoẻ định kỳ, kiểm soát sớm các nguy cơ gây nên tai biến.

Kiểm soát các bệnh mãn tính có nguy cơ đột quỵ cao như: huyết áp cao, các bệnh lý về tim mạch, rối loạn lipid máu, thiếu máu não...

Thay đổi thói quen không tốt cho sức khoẻ: không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, tích cực tập thể dục mỗi ngày, giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì, hạn chế căng thẳng, stress.

Có chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khoẻ như đường, mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Nên ăn các thực phẩm có lợi như cá, các loại ngũ cốc, rau xanh và hoa quả tươi.


Nguồn: