Tìm Hiểu Về Bệnh Huyết Áp Thấp
Huyết ấp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 5 – 7% dân số trưởng thành. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những thông tin cơ bản về căn bệnh này, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Làm sao để biết mình bị huyết áp thấp?
Căn cứ vào chỉ số huyết áp để quyết định cho chẩn đoán bệnh. Khác với tăng huyết áp, trong huyết áp thấp, chỉ số chỉ mang tính chất tham khảo, các triệu chứng được quan tâm nhiều hơn. Những triệu chứng thường gặp ở người bệnh huyết áp thấp như: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, muốn được nghỉ ngơi, có cảm giác buồn nôn, khó tập trung và dễ nổi cáu. Ngoài ra, trong một vài trường hợp còn bị suy giảm khả năng tình dục, da nhăn và khô, rụng tóc, toát mồ hôi lạnh, thở dốc, nói như bị hụt hơi đặc biệt là sau khi leo cầu thang hay lao động nặng, thay đổi tư thế có thể bị choáng váng, xây xẩm mặt mày…
Khi thực hiện đo huyết áp, những người bị huyết áp thấp thường có huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, hoặc giảm hơn 20 mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.
Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp
– Cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức, mất ngủ, stress, với những người phải ăn kiêng để giảm cân vì mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường.
– Mang thai: trong 4 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ thường hay bị huyết áp thấp.
– Thiếu máu: thiếu máu do bị chấn thương nặng, mất nước hay chảy máu trong nghiêm trọng làm giảm khối lượng máu, dẫn tới tình trạng hạ huyết áp.
– Do ảnh hưởng của một vài loại thuốc : những loại thuốc có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp như: thuốc chẹn beta dùng trong điều trị bệnh tim mạch, thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc cho bệnh Parkinson, thuốc rối loạn cương dương…
Một số bệnh liên quan đến tim có thể dẫn tới huyết áp thấp như: nhồi máu cơ tim nhịp tim chậm, bệnh van tim và suy tim.
– Các vấn đề về tim: một số bệnh về tim có thể dẫn tới huyết áp thấp như nhịp tim chậm, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim và suy tim. Trái tim có thể không có khả năng lưu thông đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
– Sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp: khi cơ thể bị thiếu hụt hormone của tuyến giáp, dễ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.
– Sốc nhiễm khuẩn: tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn rời khỏi vị trí nhiễm trùng ban đầu thường ở phổi, bụng hoặc đường tiết niệu và đi vào máu. Vi khuẩn, sau đó, sẽ tiết ra các độc tố ảnh hưởng tới mạch máu, gây tụt huyết áp nhanh chóng và thậm chí là đe dọa tính mạng.
– Sốc phản vệ: sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đôi khi có thể gây tử vong, xảy ra ở những người rất nhạy cảm với những loại thuốc như penicilin, một số loại thực phẩm như đậu phông hoặc bị ong đốt. Khi bị sốc phản vệ, người bệnh thường có những triệu chứng về hô hấp, nổi mề đay, sưng cổ họng, bị ngứa và tụt huyết áp đột ngột.
– Thiếu dinh dưỡng: thiếu vitamin B12 và acid folic có thể gây thiếu máu, do đó có thể dẫn tới huyết áp thấp.
Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?
Huyết áp càng thấp thì nguy cơ suy giảm trí nhớ càng cao. Huyết áp hạ quá thấp có thể gây tim đập nhanh, choáng, ngất. Và một điều ít người biết, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm tỷ lệ khoảng 10 – 15% giống như tăng huyết áp, 30% trường hợp nhồi máu não và 25% trường hợp nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.
Điều trị huyết áp thấp
Nếu không gây ra các triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như chóng mặt khi thay đổi tư thế, huyết áp thấp thường không phải điều trị. Nếu có triệu chứng, việc điều trị huyết áp thấp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ thường cố gắng xử lý các vấn đề sức khỏe ban đầu như mất nước, bệnh suy tim, bệnh tiểu đường hoặc suy giáp… trước khi điều trị huyết áp thấp.
Lời khuyên của các chuyên gia về chế độ sinh hoạt và ăn uống giúp kiểm soát huyết áp thấp như sau:
– Người bệnh nên nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không bỏ bữa hay nhịn đói vì sẽ gây hạ đường huyết, dẫn tới tụt huyết áp.
– Tập thể dục thường xuyên.
– Ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng.
– Uống nhiều nước, hạn chế uống rượu, ăn đủ chất gồm hạt, rau quả, thịt nạc, ăn nhiều bữa trong ngày, hạn chế bột và đường.
Ngoài ra bạn nên kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng An Cung Hàn Quốc vì chúng có là những sản phẩm có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng tăng cường sự lưu thông tuần hoàn máu lên não, giúp điều hòa huyết áp, và cải thiện tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ ở người huyết áp thấp. Đặc biệt còn giúp ngăn ngừa tình trạng tai biến mạch máu não hiệu quả.
Để biết thêm chi tiết về dùng cũng như cách sử dụng bạn hãy gọi vào hotline 0972 00 55 66 - 08. 62 62 55 99 sẽ được nghe tư vấn miễn phí.
Tags: An Cung Hàn Quốc