Các dấu hiệu của thiếu máu não

Ngày đăng: 17-03-2017 11:54:01

Thiếu máu não có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu của bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời và phòng tránh hiệu quả sẽ giúp cơ thể tránh được những tác động xấu đến sức khỏe.

Các dấu hiệu của thiếu máu não

Đau đầu kéo dài: Đau đầu một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh thiếu máu não. Cơn đau dầu có thể âm ỉ nhưng cũng có thể đau một cách dữ dội. Khi người bệnh di chuyển, suy nghĩ nhiều hay căng thẳng dầu óc thì cơn đau sẽ tăng lên.

Chóng mặt: Người bệnh thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, dầu óc lâng lâng, nhất là khi đột ngột thay đổi tư thế.

Ù tai: Người bệnh hay cảm thấy như có tiếng ồn hoặc tiếng kêu nhẹ trong tai, kèm theo đó là cảm giác nặng đầu.

Mất ngủ: Thiếu máu não làm rối loạn giấc ngủ, gây mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ mơ ác mộng, tỉnh giấc giữa đêm và rất khó ngủ lại.

Tính cách thất thường: Người bệnh thường thay đổi tính cách bất chợt, vui buồn thất thường, dễ cáu gắt, hờ hững với mọi thứ xung quanh và rất dễ kích động.

Suy giảm trí nhớ: Thiếu máu não nặng khiến não thường gặp tình trạng không đủ máu và oxy để hoạt động, có thể gây ra tình trạng mất trí nhớ, hay quên.

Tê bì, nhức mỏi chân tay: Người thiều máu não thường có cảm giác tê bì ở đầu các ngón tay, bị lạnh tay chân, cảm giác dưới da râm ran như bị kiến bò, cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn, …

Nguyên nhân gây thiếu máu não

Huyết áp thấp.

Thiếu máu.

Xơ vữa động mạch

Thoái hóa đốt sống cổ.

Bệnh lý về tim mạch.

Một số nguyên nhân khác như u não, bất thường cấu trúc não, bất thường mạch máu não bẩm sinh…

Để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não, người bệnh cần đi khám tại các bệnh việc có bác sĩ chuyên khoa để thưc hiện các xét nghiệm cần thiết để có thể đưa ra kết quả chính xác và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Phòng ngừa thiếu máu não như thế nào?

Chế độ ăn uống: Người bệnh thiếu máu não nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ăn nhiều cá hơn thay cho ăn thịt. hạn chế các loại thức phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ. tránh dùng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.

Chế độ sinh hoạt: Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày nhằm cải thiện khả năng tuần hoàn máu của cơ thể. Các bài tập tốt cho người thiếu máu não như: đi bộ, bơi lội, cầu lông, đi xe đạp…

Nguồn: