Phục Hồi Chức Năng Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ Nên Được Thực Hiện Sớm

Ngày đăng: 28-08-2015 09:46:41

Việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ càng được thực hiện sớm thì quá trình phục hồi càng nhanh. Chính vì vậy người thân nên tích cực khuyến khích và giúp đỡ bệnh nhân trong quá trình tập luyện để bệnh nhân có thể sớm tái hòa nhập cộng đồng.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ nên được thực hiện sớm

Đối với bệnh nhân bị đột quỵ thì quá trình phục hồi chức năng nên thực hiện càng sớm càng tốt. Với những bệnh nhân có tình trạng ổn định, quá trình phục hồi chức năng có thể bắt đầu trong vòng hai ngày sau khi xảy ra đột quỵ và nên tiếp tục nếu cần sau khi xuất viện. Những lựa chọn phục hồi chức năng có thể gồm có bộ phận phục hồi chức năng trong bệnh viện, cơ sở chăm sóc hơi cấp, bệnh viện phục hồi chức năng, liệu pháp điều trị tại nhà, chăm sóc ngoại trú hoặc chăm sóc dài hạn trong một cơ sở điều dưỡng.

Mục tiêu của phục hồi chức năng là nhằm cải thiện chức năng để người qua cơn đột quỵ có thể trở nên càng tự lập càng tốt.

phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến nên được thực hiện sớm

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn.

Mục đích.

- Phòng chống loét.

- Phòng chống biến chứng co cứng cơ, teo cơ, cứng khớp.

- Tập vận động và hoạt động tự phục vụ.

Cách thực hiện

- Bố trí giường: đặt bệnh nhân nằm bên liệt ở phía ngoài, bên lành ở phía tường, bố trí các vật dụng trong phòng và khi có người thăm đều ở về phía bên liệt.

- Tư thế bệnh nhân nằm: Nằm nghiêng bên liệt: tư thế thân mình nửa ngửa có gối chèn ở lưng, tay liệt khớp vai gấp 900, khớp khuỷu duỗi, chân liệt duỗi, chân lành gấp 900 ở khớp háng và khớp gối.

Nằm nghiêng bên lành: tay liệt gấp khớp vai 900 có gối đỡ, chân liệt khớp háng và khớp gối gấp cũng có gối đỡ phía dưới.

- Phòng và chống biến chứng do bất động: Với bệnh nhân hôn mê tiến hành lăn trở bệnh nhân ít nhất mỗi giờ một lần. Hàng ngày cần thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân từ nằm nghiêng, nằm sấp, nằm ngửa đến ngồi dậy và đứng lên. Tư thế ngồi và đứng rất quan trọng để giúp lưu thông tuần hoàn máu và bạch huyết. Trong trường hợp bệnh nhân không ngồi và đứng được thì sử dụng các loại giường hay bàn dốc với các góc độ khác nhau

Cần khuyến khích bệnh nhân tự mình hoặc có trợ giúp để ngồi dậy và thoát ly khỏi giường đi lại trong phòng càng sớm càng tốt.

người nhà phải trợ giúp bệnh nhân trong quá trình hồi phục

Đối với bệnh nhân phục thuộc một phần.

Mục đích

+ Bệnh nhân tự làm được một số hoạt động tự phục vụ trên giường

+ Tự lăn trở mình và tiến tới tự ngồi dậy được và ra khỏi giường sớm khi điều kiện sức khỏe cho phép.

Cách thực hiện

- Tập tự trở mình sang bên liệt: dùng tay lành đặt tay liệt dọc theo thân mình, cánh tay liệt dạng 450, đưa chân lành qua phía trên chân liệt, dùng tay lành bám vào thành giường bên liệt, dùng sức cơ tay lành và thân người bên lành để lật nghiêng sang bên liệt. Chú ý không để thân người đè lên tay bên liệt.

- Tập tự trở mình sang bên lành: dùng tay lành đặt tay liệt lên người vắt qua bụng, dùng bàn chân lành luồn xuống dưới cổ chân liệt. Bám tay lành sang thành giường phía bên lành, dùng sức tay lành và thân người bên lành để lật người sang bên lành.

- Ngồi dậy từ bên lành: dịch người ra gần thành giường phía bên lành, tự lật người sang bên lành, dùng chân lành (ở dưới chân liệt) đưa cả chân lành và chân liệt ra khỏi thành giường. Dùng tay lành chống khuỷu tay xuống giường nâng người ngồi dậy.

- Ngồi dậy từ bên liệt: dịch người ra gần thành giường phía bên liệt, tự lật người sang bên liệt, dùng chân lành đưa cả chân lành và chân liệt ra khỏi thành giường. Dùng tay lành chống xuống giường phía bên liệt để nâng người ngồi dậy.

 

Trong quá trình giúp bệnh nhân hồi phục các di chứng người nhà nên sử dụng thêm thuốc Đông y An Cung Rùa Vàng để giúp phục hồi nhanh các di chứng sau đột quỵ ra, cần kết hợp với các phương pháp luyện tập dưỡng sinh, xoa bóp, châm cứu…

Nguồn: