Cách Điều Trị Bệnh Thiếu Máu Não Hiệu Quả

Ngày đăng: 11-08-2015 03:23:35

Thiếu máu não là căn bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể gây ra tai biến mạch máu não, đột quỵ, nguy cơ gây tử vong đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Do đó việc điều trị bệnh này là hết sức quan trọng.

Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, dẫn tới giảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới cấu trúc, tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương.

Thiếu máu não nguy hiểm như thế nào?

Tiêu thụ đến 20% dưỡng khí toàn cơ thể, não rất nhạy với tình trạng thiếu oxy. Trong vòng 10 giây nếu không được cung cấp máu, mô não bắt đầu có những rối loạn. Nếu thiếu máu não kéo dài trong 4 phút, các tế bào thần kinh đã bị huỷ hoại không thể phục hồi lại được.

Các thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu máu não trên thế giới cũng như Việt Nam chiếm từ 80 - 85% dân số. Đây được coi là hội chứng bệnh lý có nguy cơ gây tử vong thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Đáng nói nhất, thiếu máu não chiếm tới 25% tổng số các tai biến mạch máu não.

Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi nặng, hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thiếu máu não còn là nguyên nhân gây tổn thương thần kinh, suy chức năng tâm thần, rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến suy tim, xung huyết, đột quỵ. Đặc biệt, với phụ nữ có thai, thiếu máu não có thể gây sẩy thai liên tục, đẻ non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp.

 

 

Cách điều trị bệnh thiếu máu não

- Để có thể duy trì đầy đủ lượng máu lên não, cần tập luyện những phương pháp như đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, luyện thở để cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân, thư giãn và thiền định để hóa giải stress.

 - Khi dùng thuốc, nên chọn những loại thuốc Đông y có nguồn gốc từ dược thảo để làm tăng cường lưu lượng máu cũng như lượng ôxy lên não.

- Để điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân nên chú ý hơn đến việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, nghỉ ngơi đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị thích hợp do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

- Ngoài ra, nên có thói quen ăn uống thật khoa học để cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu như ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng protein, vitamin, sắt. Ăn thêm một lượng thích hợp các loại thịt, gan, trứng, sữa, vừng...

- Nếu thiếu máu do thiếu sắt có thể chọn các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao như huyết lợn, gan lợn, sò biển, đậu nành. Còn thiếu máu ác tính thì có thể chọn thực phẩm có vitamin như gan, trứng, thịt gà, các loại đậu, cà chua, quýt...

- Không ăn đồ ăn lạnh, đồ ăn cứng khó tiêu hóa, nhiều chất béo.

- Không uống rượu, cà phê, trà đặc, hút thuốc...

Nguồn: