Thuốc Kiểm Soát Bệnh Tiểu Đường

Ngày đăng: 04-03-2015 04:05:31

Tiểu đường là bệnh mãn tính, không có thuốc điều trị dứt điểm nhưng hoàn toàn toàn có thể kiểm soát bằng kết hợp luyện tập, ăn uống và lựa chọn đúng thuốc để dùng hiệu quả.

Xác định bệnh tiểu đường

Gọi là tiểu đường hay đái tháo đường khi đường huyết lúc đói (đo khi nhịn đói ít nhất là 8 giờ trước đó và phải được làm ít nhất là 2 lần) từ 126 mg/dl trở lên.

Đường huyết lúc đói từ 110 trở lên nhưng nhỏ hơn 126 mg/dl gọi là rối loạn đường huyết lúc đói, hay tiền đái tháo đường. 40% trường hợp sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường trong vòng 5 năm.

Khi cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin là khi giai đoạn chuyển sang bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2, khả năng cơ thể giảm chịu ảnh hưởng của insulin - một hormone điều chỉnh sự chuyển động của đường vào các tế bào - hoặc cơ thể không sản xuất đủ insulin để duy trì mức độ glucose bình thường. Nếu không điều trị, hậu quả của bệnh tiểu đường type 2 có thể đe dọa tính mạng.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Hiện tại không có cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng giả sử bạn bị rối loạn đường huyết hay bị đái tháo đường thì cũng đừng quá bi quan. Bệnh tiểu đường không thể chữa trị nhưng có thể quản lý hoặc thậm chí ngăn chặn các điều kiện. Bắt đầu bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ, có thể cần thuốc điều trị bệnh tiểu đường hoặc insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.

Các giải pháp kiểm soát bệnh tiểu đường

1. Ăn kiêng - Chế độ ăn uống hợp lý:

Lưu ý 1: Là ăn đa dạng chừng 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa… Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…

Lưu ý 2: Là ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm để cảm giác no tới và rời bàn ăn ngay. Theo Tổ chức y tế thế giới, người có mức đường cao nên nhai cả nước. Động tác nhai giữ nước ở miệng lâu sẽ tránh khô họng. Động tác nuốt từ từ sẽ kéo dài thời gian cho phản xạ báo về não làm bạn cảm thấy no.

Lưu ý 3:  Là nên ăn thức ăn nguyên vẹn gạo lứt, cá tươi, không ăn những thực phẩm đã chế biến sẵn, các loại thức ăn nhanh. Ăn nhiều rau vì chúng chứa lượng chất xơ cao giống tấm thảm giúp đường và mỡ hấp thu vào máu chậm hơn nên không làm tăng đường huyết. Trái cây nên chọn những trái ít ngọt như cam quýt, bưởi, sơ ri...

2. Luyện tập thể dục thường xuyên

Bơi lội, đạp xe, đi bộ là một trong những biện pháp điều trị bệnh tiểu đường. Tập vận động góp phần làm giảm đường huyết và giảm một số nguy cơ khác. Việc chọn loại hình vận động còn tùy thuộc vào tuổi tác, biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh lý kèm theo và mức độ đường huyết. Thông thường đi bộ 30 phút mỗi ngày, 3 đến 4 ngày trong tuần phù hợp với hầu hết người bệnh tiểu đường.

3. Dùng thuốc hỗ trợ điều trị, kiểm soát đường trong máu

Hiện tại, Hedia là thực phẩm chức năng Đông y được sử dụng rộng rãi và nghiên cứu đặc biệt tốt với tăng đường huyết và người bệnh tiểu đường tuýp 2. Dùng Hedia có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin.

Cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể, nuôi dưỡng các cơ quan mà không thông qua cung cấp đường Glucose, tăng sức bền cho cơ tránh mệt mỏi thiếu hụt năng lượng do phải ăn kiêng quá mức).

Hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường.

Hạn chế biến chứng và giảm mức độ tổn thương do biến chứng bệnh tiểu đường gây ra.

Nguồn: