Hiểu Đúng Về Bệnh Cao Huyết Áp Và Phương Pháp Điều Trị

Ngày đăng: 13-02-2015 04:21:42

Tăng huyết áp (huyết áp cao) là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Bệnh thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt, nhưng khi bệnh khởi phát dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan như: mắt, não, thận...

Huyết áp là gì? Thế nào là tăng huyết áp?

Huyết áp là áp lực của máu trong lòng mạch máu, ở đây là trong lòng các động mạch (nói nôm na là các mạch máu đỏ) chứ không tính đến áp lực trong lòng các tĩnh mạch (là các mạch máu đen).

Huyết áp được quyết định bởi lượng máu mà tim bơm đi và sức cản dòng chảy của máu trong động mạch. Tim bơm máu càng nhiều và động mạch càng hẹp thì huyết áp sẽ càng cao, gây ra các triệu chứng và biến chứng của bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp).

Nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp

Cao huyết áp tiên phát thường không xác định được nguyên nhân

Cao huyết áp thứ phát:

Do một số bệnh như bệnh thận, u tuyến thượng thận, dị tật tim bẩm sinh

Do thuốc: thuốc tránh thai, thuốc trị cảm lạnh, thuốc giảm xung huyết, một số thuốc giảm đau kê đơn và không kê đơn.

Do sử dụng ma tuý, như cocaine và amphetamines.

Dấu hiệu, triệu chứng và các biến chứng của bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp phần lớn không có triệu chứng, cho dù huyết áp có thể cao đến mức nguy hiểm.

Một số người bị cao huyết áp giai đoạn sớm có thể bị nhức đầu, chóng mặt hoặc chảy máu cam.

Bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm vì nó diễn biến âm thầm lặng lẽ nhưng lại gây ra các biến chứng rất nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như: tim mạch, não, thận, mắt…

- Tại tim, cao huyết áp gây phì đại tim, suy tim và các bệnh mạch vành như thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực và nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim.

- Tại não, cao huyết áp gây nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não,… gây liệt nửa người.

- Cao huyết áp gây tổn thương mạch máu thận và có thể gây suy thận.

- Tại mắt cao huyết áp gây bệnh võng mạc, hậu quả là mờ mắt, mù.

Xét nghiệm và chẩn đoán cao huyết áp

Huyết áp được đo bằng máy đo huyết áp. Số đo huyết áp được thể hiện bằng đơn vị mmHg và gồm 2 chỉ số. Chỉ số đầu tiên, được gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu, đánh giá áp lực của động mạch khi tim co. Chỉ số thứ 2, gọi là huyết áp tâm trương, đánh giá áp lực của động mạch khi tim giãn.

Huyết áp được xem là cao khi huyết áp tối đa ≥ 160mmHg và huyết áp tối thiểu ≥ 100mmHg. Huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và huyết áp tối thiểu từ 90 - 99mmHg được gọi là cao huyết áp tới hạn.

Phương pháp phòng và điều trị cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp thường tăng theo độ tuổi và hay gặp ở người già. Mà người già thì các hệ thống mạch máu bị não hóa dẫn đến xơ vữa, không còn khả năng đàn hồi vì vậy dễ gây ra những tai biến nghiêm trọng. Các thuốc tân dược tuy có tác dụng hạ huyết áp nhanh, tránh được biến chứng kịp thời nhưng lại không có tác dụng chống xơ vữa mạch và bền vững thành mạch máu. Vì vậy việc dùng thêm các thuốc từ thảo dược là rất cần thiết, nhất là An Cung Hàn Quốc, được điều chế từ các vị thuốc đông y, giúp điều hòa và ổn định huyết áp hiệu quả.

Ngoài ra, để phòng bệnh cao huyết áp hiệu quả, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh nhiều rau hoa quả và ngũ cốc nguyên cám, hạn chế mỡ và giảm muối trong bữa ăn. Duy trì cân nặng bình thường. Tăng cường hoạt động thể lực. Hạn chế rượu, không hút thuốc lá. Tạo cuộc sống vui tươi lành mạnh và giải tỏa mọi áp lực.

Nguồn: