Bệnh Nhân Đột Quỵ Cần Làm Gì Sau Khi Xuất Viện?

Ngày đăng: 22-01-2015 04:49:03

Bệnh nhân đột quỵ sau khi xuất viên, đa số là sức khỏe còn yếu, cần sự phối hợp chăm sóc của người thân và bác sĩ, kết hợp thuốc điều trị phù hợp và chế độ ăn uống luyên tập để bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.

Về chế độ ăn uống và sinh hoạt

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, cần phối hợp với y bác sĩ để chăm sóc điều trị cho bệnh nhân:

Cho nằm với đầu giường cao 30 độ với đầu, cổ và thân người thẳng nhau, tránh gối cao gập cổ làm khó thở.

Xoay trở đổi tư thế nằm của bệnh nhân thường xuyên mỗi giờ để chống loét (luân phiên giữa nằm ngửa, nghiêng trái, và nghiêng phải).

Giữ quần áo, tấm trải, giường, nệm, và da bệnh nhân khô ráo, sạch sẽ để tránh loét và nhiễm trùng.

Làm vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 đến 3 lần.

Cho ăn theo hướng dẫn tránh bị sặc, tránh ọc thức ăn: cho ăn tư thế ngồi (nếu bác sĩ cho phép) hoặc nằm đầu cao 30 độ; dùng muỗng đút từng phần nhỏ thức ăn, đợi bệnh nhân nhai nuốt được rồi mới cho tiếp; nếu ăn bằng ống thông thì phải để điều dưỡng (y tá) thử ống, cho ăn, cho uống nước và thuốc.

Xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay chân cho bệnh nhân cho máu lưu thông và tránh cứng khớp, teo cơ. Phối hợp với nhân viên vật lý trị liệu tập cho bệnh nhân.

Trong giai đoạn hồi phục trong bệnh viện và sau khi xuất viện, người nhà có vai trò chính trong việc chăm sóc bệnh nhân, tập luyện để hồi phục sức cơ, và tập cho bệnh nhân thích nghi với các sinh hoạt trong điều kiện còn yếu một nửa người.

Bệnh nhân và người thân cần chú ý

Uống thuốc theo toa của bác sĩ.

Tái khám đúng hẹn để được điều trị liên tục, điều chỉnh thuốc phù hợp với tình trạng bệnh nhân lúc đó. Thảo luận với bác sĩ điều trị lúc xuất viện để chọn nơi tái khám tốt nhất và thuận tiện nhất.

Tập vận động tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu.

Cố gắng cho bệnh nhân tự làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với sự trợ giúp của thân nhân để có thể hồi phục sớm và sống độc lập. Không nên làm thay hoàn toàn cho bệnh nhân.

Cho bệnh nhân ăn uống theo đúng chế độ được hướng dẫn, ví dụ ăn lạt, cữ mỡ với người tăng huyết áp, cữ đường giảm bột với người đái tháo đường…

Động viên, khuyến khích bệnh nhân tập luyện.

Một số bệnh lý phải điều trị liên tục suốt đời như: tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch…

Tránh một sai lầm thường mắc là tự ý ngưng điều trị khi thấy trong người khỏe khoắn và cho là đã hết bệnh.

Tai biến mạch máu não có tái phát không? Phải làm sao để phòng ngừa tái phát?

Người đã bị tai biến mạch máu não sẽ có nhiều nguy cơ tái phát ngay từ những ngày đầu và trong suốt thời gian sống còn lại, do đó phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa sau khi bệnh nhân ra viện.

Để phòng ngừa tái phát, có nhiều việc cần phải làm đồng thời:

Thay đổi lối sống: tránh lối sống ít vận động, giảm cân chống béo phì. Nghĩa là phải tăng cường tập thể dục, tập vận động; làm việc nhẹ nhàng vừa sức; không ăn nhiều mỡ béo, không ăn nhiều chất ngọt, chất đường, bột; không ăn thức ăn nhiều mắm muối (ăn lạt); ăn nhiều rau, củ, trái cây.   

Điều trị bệnh tăng huyết áp, nếu có, giữ huyết áp ổn định, với mức huyết áp tối ưu lý tưởng cho mọi lứa tuổi là không quá 120/80 mmHg. Muốn vậy ngoài việc thay đổi lối sống như trên, cần phải theo chế độ ăn giảm muối (không nêm nếm quá mặn, không chấm thêm mắm muối, tránh các thức ăn nhiều muối như cá khô, mắm, chao, dưa muối, thịt cá kho mặn…), theo dõi huyết áp định kỳ (mỗi ngày, mỗi tuần… tùy mức độ bệnh) và uống thuốc theo toa hằng ngày cùng với tái khám định kỳ. Tránh chữa tăng huyết áp theo kiểu khi nào thấy mệt, thấy nhức đầu mới uống thuốc.

Điều trị đái tháo đường nếu có, bằng cách ăn uống đúng chế độ (cữ đường, giảm bột, ăn nhiều rau, đủ chất đạm, ít chất béo), chia nhỏ bữa ăn, uống hoặc chích thuốc đầy đủ theo toa, tái khám và xét nghiệm đường máu định kỳ.

Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác như chữa tăng cholesterol máu, bỏ thuốc lá, ngưng rượu, điều trị bệnh tim nếu có.

Với các bệnh nhân nhồi máu não, cần uống thêm thuốc An Cung Rùa Vàng, mối ngày 1 viên, mối đợt uống 3-6 viên, giúp phục hồi nhanh các di chứng để lại và phòng bệnh đột quỵ có thể tái phát.

Nếu đã hồi phục hoàn toàn nhưng không nên cho rằng bệnh đã khỏi hẳn vì các bệnh nhân này sẽ có nguy cơ tái phát đột quỵ rất cao, rất dễ bị các cơn thiếu máu tương tự hoặc trở thành nhồi máu não không hồi phục được nữa.

Do đó dù đã hồi phục, vẫn phải đi khám chuyên khoa thần kinh để làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân và tầm soát các yếu tố nguy cơ để có thể có kế hoạch điều trị phòng ngừa hữu hiệu; sau đó người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của bác sĩ và uống thuốc theo toa.

Nguồn: