Hiểu Đúng Về Bệnh Cao Huyết Áp

Ngày đăng: 21-01-2015 04:00:56

Huyết áp là áp lực của máu trong lòng mạch máu, ở đây là trong lòng các động mạch (các mạch máu đỏ) chứ không tính đến áp lực trong lòng các tĩnh mạch (là các mạch máu đen).

Các động mạch đưa máu đỏ chứa nhiều oxy đi phân phối cho các cơ quan, bắp thịt, phủ tạng... áp lực trong lòng các động mạch rất lớn, nên khi chọc kim vào, máu vọt ra rất mạnh. Sau khi đã cung cấp oxy cho các cơ quan, máu trở nên nghèo oxy và chuyển sang máu đen, đúng hơn là màu đỏ thẫm.

Máu đen theo các tĩnh mạch trở về tim để rồi sẽ qua phổi nhận oxy mới. Áp lực máu trong các tĩnh mạch rất thấp, chỉ khoảng 5 -10 mmHg nên khi chọc kim vào tĩnh mạch khuỷu tay để tiêm "ven", máu chỉ chảy ra thong thả chứ không phụt mạnh như khi chọc kim vào động mạch, bất kỳ động mạch nào.

Một điểm khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch có thể giúp ta phân biệt được vết thương vào mạch máu nào? Máu ở động mạch thì phụt ra thành tia, theo nhịp tim. Khi tim bóp vào gọi là tâm thu, thì máu phụt ra rất mạnh, vì áp lực máu lúc đó rất lớn. Ở người thường lên tới 100-120 mmHg; còn khi tim giãn nghỉ gọi là tâm trương, huyết áp thấp rõ rệt, chỉ còn 60-80 mmHg. Máu trong tĩnh mạch trái lại, chảy đều vì áp lực trong tĩnh mạch lúc nào cũng giữ khoảng 5-10 mmHg. Khi đo huyết áp động mạch bằng huyết áp kế, người ta thấy rõ hai áp lực tâm thu và tâm trương này. Vì vậy kết quả đo huyết áp động mạch bao giờ cũng gồm hai con số: con số lớn (trước đây gọi là huyết áp tối đa) là huyết áp tâm thu, rồi đến con số nhỏ (trước đây gọi là huyết áp tâm trương). Cả hai con số đều có giá trị để đánh giá bệnh nặng, nhẹ; cho nên phải ghi và nhớ cả hai.Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là tăng? Ðối với huyết áp tâm thu (con số lớn) thì từ 90 đến 139 mmHg là bình thường, từ 140 trở lên là cao. Từ 140 đến 159 là tăng huyết áp độ 1 (nhẹ); từ 160 đến 179 là độ 2 (trung bình), từ 180 trở lên là độ 3 (nặng).

Ðối với huyết áp tâm trương, Tổ chức Y tế thế giới quy định: dưới 90 mmHg là bình thường, từ 90 trở lên là tăng huyết áp.Từ 90 đến 99 là tăng huyết áp độ 1 (nhẹ); từ 100 đến 109 là độ 2 (trung bình); từ 110 trở lên là độ 3 (nặng). Xin xem bảng dưới đây của Tổ chức y tế thế giới 1999:

 

HA tâm thu

HA tâm trương

HA bình thường

< 140

< 90

Tăng HA độ 1 (nhẹ)

140-159

90-99

Tăng HA độ 2 (trung bình)

160-179

100-109

Tăng huyết áp độ 3 (nặng)

>180

110

Trong nhóm bình thường

Nếu hai con số tâm thu và tâm trương ở hai độ khác nhau, thì lấy độ cao hơn để đánh giá. Thí dụ: huyết áp 150/90 nên coi là tăng huyết áp nhẹ: 170/95 là tăng huyết áp trung bình; 200/100 là tăng huyết áp nặng. Chú ý: Những con số huyết áp trên đây áp dụng cho tất cả người lớn từ 18 tuổi trở lên, nam cũng như nữ, già cũng như trẻ. Còn đối với trẻ em, phải dùng những bảng riêng cho từng lứa tuổi (xem bảng dưới) dùng cho trẻ em Việt Nam.

Tuổi

Huyết áp nam

Huyết áp nữ

1

90/53

89/54

4

97/56

96/57

7

99/58

100/61

12

105/63

106/66

15

110/70

110/70

Không nên quan niệm sai lầm rằng huyết áp ở người già cao hơn mới là bình thường. Con số bình thường ở người 70 tuổi cũng vẫn như của người 20 tuổi. Con số 110/70 ở ngư­ời 80 tuổi không phải là hạ huyết áp. Một trường hợp đặc biệt nữa là huyết áp tâm trương vẫn bình thường, nghĩa là dưới 90 mmHg, trong khi huyết áp tâm thu lại cao, trên 140. Khi đó người ta dùng cụm từ tăng huyết áp tâm thu đơn thuần. Kiểu tăng huyết áp này hay gặp ở người già, cũng hay có biến chứng như tăng huyết áp cả hai con số.

Ðo huyết áp như thế nào là đúng?

Nhiều người tưởng tăng huyết áp thì phải đau đầu. Sự thật không phải như vậy. Ða số bệnh nhân tăng huyết áp không thấy triệu chứng gì báo hiệu, chỉ khi được đo bằng huyết áp kế mới thấy được huyết áp cao hay thấp. Thậm chí có người khi nào huyết áp xuống thấp lại đau đầu dữ dội,

Từ 40 tuổi trở lên, nên đo huyết áp thường xuyên, độ 2-3 tháng 1 lần. Nếu thấy huyết áp cao, dù chỉ một chút thôi cũng cần đo nhiều lần hơn, thí dụ mỗi tháng 1-2 lần. Mỗi lần đo phải ghi kết quả vào y bạ, ghi cả ngày giờ đo, cả tên người đo nếu tiện. Trường hợp đã có bệnh tăng huyết áp thật sự, càng nên đo huyết áp nhiều lần hơn, có khi hàng tuần, hàng ngày.

Nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu đo 2 - 3 lần trong. Các lần đo chỉ nên dùng một loại máy huyết áp kế và tốt nhất chỉ do một người đo.Vì phải đo nhiều lần như vậy nên mỗi gia đình cần có một máy đo huyết áp. Máy thủy ngân đảm bảo chính xác hơn máy đồng hồ.

Những máy buộc vào cánh tay chính xác hơn buộc vào cổ tay hay ngón tay. Về cách đo huyết áp cần được bác sĩ hướng dẫn cho 1-2 người trong gia đình lần đầu, sau đó các bạn có thể tự đo được. Ðể có số đo chính xác cần chú ý những chỉ dẫn sau:

1. Tr­ước khi đo nửa giờ phải nghỉ làm việc nặng, không ăn uống, hút thuốc lá hoặc ra ngoài trời lạnh.

2. Ngồi nghỉ 10 phút trong buồng ấm, nới lỏng tay áo, cánh tay để xuôi theo thân người, không giơ ngang.

3. Cứ nên để ngồi như vậy, bơm hơi cho đến lúc còn sờ thấy mạch ở cổ tay, thông thường nên bơm đến 200 rồi cho khí thoát ra từ từ.

4. Bắt đầu nghe thấy tiếng đập, dù nhỏ, là lúc áp kế chỉ huyết áp tâm thu.

5. Tiếp tục tháo hơi đến khi nghe tiếng đập mất hẳn, là lúc huyết áp tâm trương.

6. Nếu cần đo lại lần thứ hai thì phải tháo hết hơi ra, sau đó tiếp tục các động tác như lần đo trước.

Tại sao lại bị cao huyết áp?

Trong số những người tăng huyết áp chỉ có một số rất nhỏ, vài phần trăm người bệnh là do có một bệnh rõ rệt, thí dụ một bệnh ở thận, ở thượng thận hoặc do uống thuốc như thuốc tránh thai hay corticoid (prednison, prednisolon). Số đông còn lại 95-97% không có nguyên nhân rõ ràng nên gọi là tăng huyết áp "vô căn". Có một số nguyên nhân rất dễ đưa đến tăng huyết áp vô căn, đó là: ăn quá nhiều muối natri, béo phì, thiếu vận động thể lực, nghiện thuốc lá, căng thẳng tinh thần, cả di truyền và tuổi cao nữa. Người ta gọi là những nhân tố nguy cơ hoặc yếu tố nguy cơ.

Tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng gì?

Biến chứng của tăng huyết áp rất nguy hiểm. Có 4 cơ quan trong cơ thể người hay bị biến chứng của tăng huyết áp. Ðó là:

Não: Tắc mạch não, chảy máu não là những biến chứng nặng nhất và hay gặp nhất. Người bị liệt nửa người và có thể chết. Nhẹ hơn, là những rối loạn chức năng não như: Nhức đầu dữ dội, mờ mắt, chóng quên...

Chỉ cần hạ được 5 mmHg ở ngư­ời tăng huyết áp là số tai biến mạch máu não giảm đ­ược 35-40%.

Tim: Tim bị to ra, cơ dày lênnặng hơn nữa là đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.

Thận: Phù và suy thận gây thiếu máu, mệt mỏi.

Ðộng mạch: Hẹp hoặc tắc động mạch ở chi, ở cổ… Tắc động mạch ở đáy mắt, có thể mù đột ngột.

Phòng bệnh cao huyết áp

Duy trì cân nặng hợp lý

Những người thừa cân có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.

Ăn nhiều rau quả

Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.

Ăn lạt

Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.

Tập luyện

Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh cao huyết áp.

Uống vừa phải đồ uống có cồn

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn.

Giảm stress

Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh cao huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm mắc bệnh huyết áp cao hiệu quả.

Không hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.

Chú ý lối sống

Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh.

Kết hợp uống thuốc An Cung Rùa Vàng và Thông Tâm Mạch giúp điều hòa và ổn định huyết áp hiệu quả.

Nguồn: