Làm Gì Khi Người Già Bị Xuất Huyết Não?

Ngày đăng: 03-12-2014 04:15:02

Tai biến mạch máu não xảy ra do nhồi máu não và xuất huyết não. Trong đó xuất huyết não là một thể tai biến nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong. Bệnh nhân bị xuất huyết não có đến hơn một nửa là người già. Vậy cần làm gì khi người già bị xuất huyết não?

Triệu chứng xuất huyết não ở người già

Khi người cao tuổi đột ngột đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác hoặc hôn mê, gọi hỏi không biết gì (trường hợp nặng do Xuất huyết não nhiều hoặc bị chèn ép làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng một vùng não), đó là những dấu hiệu báo trước của đột quỵ.

Những dấu hiệu nữa là đột ngột tê tay, chân cùng bên hoặc tay chân khó cử động; nói khó, ngọng, phát âm không rõ; một bên mắt nhắm không kín, nhìn đôi, nhìn mờ, nhoè; miệng méo; nhân trung lệch; có thể rối loạn tiểu tiện (tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu). Ngoài ra, có thể gặp một số dấu hiệu khác kèm theo như mất thăng bằng, buồn nôn hoặc nôn.

Các triệu chứng này có thể tăng dần lên làm cho bệnh càng trầm trọng. Nguy cơ tử vong ở những người bị Xuất huyết não không phát hiện sớm và không xử trí kịp thời có thể chiếm tỷ lệ rất cao (90%) và một tỷ lệ thấp nếu qua khỏi phải chịu di chứng nặng nề hoặc liệt, mọi sinh hoạt không tự chủ, không nói được, lú lẫn... Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp các triệu chứng chỉ xảy ra trong vòng vài ba phút rồi trở lại bình thường. Trong trường hợp này được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua.

Làm gì khi người già bị xuất huyết não?

Cấp cứu càng sớm càng tốt bởi vì nếu xử trí trước 2 giờ, tối thiểu trước 6 giờ, khả năng cứu sống người bệnh rất cao và ít để lại di chứng, nếu muộn hơn nguy cơ diễn biến phức tạp luôn luôn có thể xảy ra. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đến nên cho người bệnh nằm yên, nghiêng đầu sang một bên ngay cả khi có triệu chứng co giật. Để tránh người bệnh cắn lưỡi cho một chiếc đũa hoặc cán thìa có quấn vải vào giữa 2 hàm răng. Nới lỏng áo quần, tạo không gian thoáng mát cho người bệnh dễ thở. Nếu bệnh nhân ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo.

Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để cấp cứu kịp thời. Sau khi các bác sĩ cấp cứu bệnh nhân qua cơn nguy kịch, bắt đầu cho bệnh nhân uống thuốc An Cung Rùa Vàng, mỗi ngày uống 1 viên, uống 3-6 viên và theo dõi tình hình hồi phục của bệnh nhân. Thuốc An Cung Rùa Vàng giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi tỉnh, phục hồi và giảm nhẹ các di chứng để lại. Liên hệ tư vấn và dùng thuốc: 0972. 00 55 66 (Khuy).

Nguồn: