Mạch Máu Não Và Đột Quỵ

Ngày đăng: 27-11-2014 04:25:51

Não là cơ quan trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể nhờ chức năng của các tế bào não. Các tế bào não được cung cấp đầy đủ oxy và các chất dinh dưỡng bởi hệ thống mạch máu não.

Khi mạch máu não bình thường, não được nuôi dưỡng tốt, cơ thể của chúng ta khỏe mạnh, hoạt động bình thường.

Khi mạch máu não bị bệnh, hoạt động của các tế bào não bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, cơ thể của chúng ta sẽ rơi vào trạng thái rối loạn do mất chỉ đạo từ não bộ.

Bình thường, dòng máu nuôi não lưu thông trong lòng mạch, đi từ động mạch tới hệ mao mạch mang oxy và chất dinh dưỡng nuôi tế bào não, và hồi lưu theo các tĩnh mạch để về tim.

Khi dòng máu não bị thoát ra ngoài lòng mạch sẽ gây chảy máu não. Khi dòng máu não bị tắc hoàn toàn và đột ngột sẽ gây nhồi máu não. Đó chính là hai dạng đột quỵ não (còn được gọi là tai biến mạch máu não)đột quỵ chảy máu não đột quỵ thiếu máu não.

Thông thường, bệnh mạch máu não hình thành và phát triển một thời gian trước khi gây đột quỵ não, có thể có triệu chứng báo trước, nhưng cũng có thể không có triệu chứng gì cho đến khi đột quỵ xảy ra.

Vì vây, nếu được phát hiện bệnh trước khi đột quỵ, chúng ta có thể sẽ được tư vấn điều trị để hạn chế nguy cơ bị đột quỵ. Như thế sẽ là lý tưởng vì tránh được tổn thương cho các tế bào não và các di chứng để lại do đột quỵ gây nên.

 

Phát hiện bệnh mạch máu não trước khi đột quỵ xảy ra?

1. Khám bác sĩ chuyên khoa mạch máu não nếu có hoặc nghi ngờ có triệu chứng về thần kinh. 

2. Chẩn đoán hình ảnh não và mạch máu não là bắt buộc để xác đinh đúng bệnh kịp thời.

Hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh NÃO và MẠCH MÁU NÃO hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay là:

- Chụp não và mạch máu não bằng máy cắt lớp (CT) đa dãy đầu dò (64 dãy hoặc cao hơn).

- Chụp não và mạch máu não bằng máy cộng hưởng từ (MRI) thế hệ mới (1.5 tesla hoặc cao hơn).

(Cần lấy hình ảnh từ quai động mạch chủ trở lên để không bỏ sót tổn thương mạch máu não đoạn ngoài sọ).

Nếu không may đột quỵ não xảy ra với người thân, bạn bè, đồng nghiệp... của chúng ta, đó là điều tồi tệ nhất vì các tế bào não đã bị tổn thương.

Cần làm gì để hạn chế tử vong, tàn phế và phục hồi sức khỏe cũng như dự phòng đột quỵ tái phát?

1. Phát hiện người thân bị đột quỵ cần sơ cấp cứu kịp thời.

2. Gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất có khả năng chẩn đoán và điều trị đột quỵ

3. Đột quỵ có hai dạng cơ bản: nhồi máu não (chiếm 80%) và chảy máu não (chiếm 20%), với các mức độ rất khác nhau, từ  rất nhẹ (tự hồi phục, không di chứng) đến rất nặng (đe dọa tính mạng hoặc tử vong ngay). Vì thế, bắt buộc phải điều trị bệnh nhân tại bệnh viện có chuyên khoa bệnh mạch máu não.

4. Các phương pháp can thiệp mạch máu não bằng ống thông hoặc phẫu thuật sọ não có thể phải được thực hiện khẩn cấp cho bệnh nhân, song song với hồi sức tích cực đột quỵ não.

5. Sau đột quỵ, cần tích cực phục hồi chức năng và dùng thuốc dự phòng đột quỵ tái phát theo đơn của bác sỹ chuyên khoa.

6. Cho bệnh nhân uống thuốc An Cung Rùa Vàng.

Thuốc An Cung Rùa Vàng dùng để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân trong các trường hợp:

- Xuất huyết não.

- Nhồi máu não.

- Viêm não.

- Sốt cao, co giật do rối loạn trung tâm điều nhiệt ở thân não (trường hợp này dùng Acetaminnophen không kết quả).

Liều dùng: Mỗi ngày 1 viên, uống 3-5 viên và theo dõi mức độ hồi phục của bệnh nhân.

Liên hệ tư vấn và dùng thuốc: 0972. 00 55 66 (Khuy).

Nguồn: