Tai Biến Mạch Máu Não Những Điều Cần Biết Về Phòng Bệnh

Ngày đăng: 18-10-2014 06:45:06

Tai biến mạch máu não (TBMMN) xảy ra đột ngột do mạch máu não (động mạch, mao mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch) bị vỡ hoặc tắc mà không do chấn thương sọ não.

Tai biến mạch máu não tăng theo lứa tuổi nhất là từ 50 tuổi trở lên. Nam thường bị nhiều hơn giới nữ. Nhồi máu não chiếm khoảng 80 %, còn lại là xuất huyết não.

Phân loại

Nhồi máu não (thiếu máu cục bộ não/nhũn não) xảy ra khi mạch máu bị nghẽn hoặc lấp.

Xuất huyết não.

Khi máu thoát ra khỏi mạch vỡ vào nhu mô não gọi là xuất huyết nội não, vào khoang dưới nhện gọi là xuất huyết dưới nhện; còn phối hợp hai loại trên gọi là xuất huyết não màng não.

Nguyên nhân

Tắc mạch

Xơ vữa động mạch (XVÐM), thường gặp nhất khi trên 50 tuổi, nếu có đái tháo đường hoặc tăng huyết áp hay nghiện thuốc lá thì XVÐM có thể gặp tuổi dưới 50. Hậu quả của XVÐM là gây hẹp động mạch não (hẹp trên 80 % mới có triệu chứng) và có thể gây lấp mạch từ mảng xơ vữa của các động mạch lớn .

Viêm động mạch do viêm động mạch hạt Wegner, giang mai, bệnh lao, bệnh Takayashu, bệnh tạo keo, bệnh Horton...

Bóc tách động mạch cảnh, sống lưng, đáy não.

Các bệnh máu: Tăng hồng cầu, hồng cầu hình liềm,  thiếúu hồng cầu nặng...

U não chèn ép các động mạch não.

Co mạch

Co mạch sau xuất huyết dưới nhện.

Co mạch hồi phục nguyên nhân không rõ, sau bán đầu thống, sang chấn sọ nãọ, sản giật, hạ hay tăng huyết áp quá mức.

Lấp mạch

Nguồn gốc từ xơ vữa: Chỗ phân đôi động mạch cảnh (50 %), vòi cảnh (20 %), động mạch sống lưng khúc tận, quai động mạch chủ.

Nguồn gốc từ tim khoảng 20 %, dưới 45 tuổi (tim bẩm sinh, hẹp 2 lá, thấp tim, van giả, sa van 2 lá, loạn nhịp tim chủ yếu là rung nhĩ, hội chứng yếu xoang, viêm nội tâm mạch nhiễm khuẩn cấp hoặc bán cấp, nhồi máu cơ tim giai đọan cấp...

Ngoài ra còn có ung thư (phổi), động kinh…

Triệu chứng

Ðại đa số xảy ra đột ngột với nhức đầu dữ dội, nôn và rối loạn ý thức, rối loạn thực vật nặng nề (rối loạn hô hấp, tăng huyết áp hay trụy mạch, sốt cao), liệt nửa người nặng, liệt mềm.

Cấp cứu, Ðiều trị

Sơ cứu đúng cách, kịp thời, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu điều trị.

Đảm bảo hồi sức hô hấp.

Hồi sức tuần hoàn bằng cách duy trì huyết áp ở mức trung bình, giảm huyết áp khi huyết áp tâm trương tăng > 105 mmHg hoặc huyết áp tối đa 180 mmHg.

Thăng bằng nước điện giải.

Nuôi dưỡng thông thường qua xông dạ dày.

Chống co thắt mạch, Chống co giật, Chống phù não, Chống nhiễm trùng bằng kháng sinh và chống loét bằng cách thay đổi tư thế hàng giờ hay nằm đệm nước.

Cho bệnh nhân uống thuốc An Cung Rùa Vàng để bệnh nhân nhanh chong hồi phụ và giảm nhẹ các di chứng để lại. Liều dùng mỗi ngày uống 1 viên, uống từ 3-6 viên và théo dõi tiến độn hồi phục của bệnh nhân.

Phòng bệnh

- Có rất nhiều yếu tố nguy cơ song đáng chú ý nhất là tăng huyết áp và xơ vữa động mạch rất thường gặp ở lứa tuổi từ 50 trở lên. Do đó, nên có thông tin rộng rãi để các đối tượng trên để được theo dõi huyết áp đều đặn và áp dụng các biện pháp phòng tăng huyết áp như tránh ăn mặn, căng thẳng tinh thần, tránh ăn nhiều gây mập phì, tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá; tránh gió lùa, mặc ấm khi thay đổi thời tiết nhất là từ nóng chuyển sang lạnh hay đang nằm trong chăn ấm tránh ra lạnh đột ngột. Ngoài ra cần phòng thấp tim một cách hiệu quả để tránh tổn thương van tim như tránh ở nơi ẩm thấp, giữ ấm cổ khi trời lạnh để tránh viêm họng. Khi bị thấp tim phải được theo dõi và điều trị đúng .

- Khi có yếu tố nguy cơ phải điều trị để tránh xảy ra tai biến. Cần theo dõi và điều trị tăng huyết áp, chống ngưng tập tiểu cầu khi có xơ vữa động mạch bằng An Cung Rùa Vàng, mỗi tháng uống 1 viên, uống 3 viên sau đó 6 tháng sau dùng đợt mới, Thông Tâm Mạch (mỗi ngày uống 6 viên, uống liên tục trung 1 tháng), điều trị hẹp hai lá bằng chống đông khi có rung nhĩ hay nông van hoặc thay van...

- Khi đã xảy ra tai biến nhất là tai biến thoáng qua phải tìm các yếu tố nguy cơ để can thiệp tránh xảy ra tai biến hình thành. Nếu đã xảy ra tai biến hình thành thì tránh tái phát bằng cách điều trị các bệnh nguyên cụ thể cho từng cá thể.

Nguồn: