Phác Đồ Điều Trị Tai Biến Mạch Máu Não

Ngày đăng: 13-10-2014 04:29:15

Dù cho bệnh nhân mắc phải bất kỳ thể tai biến nào thì cấp cứu, điều trị đột qụy não cũng cần phải nhanh và chuẩn xác, để giảm nhẹ các di chứng để lại. Sau đây là phác đồ điều trị bệnh tai biến mạch máu não:

Cấp cứu kịp thới, đúng cách

- Giữ thông đường thở bằng cách lau đờm dãi, tháo răng giả…

- Bảo đảm khả năng thở cho bệnh nhân cả về tần số và biên độ, làm thông đường thở, nếu cần phải thực hiện hô hấp hỗ trợ, thở oxy.

- Bảo đảm tuần hoàn.

- Điều chỉnh nhịp tim khi cần thiết, nếu ngừng thở tiến hành hô hấp nhân tạo.

- Nếu huyết áp thấp cần trợ tim mạch.

- Nếu huyết áp cao tăng trên 180/120mmHg mới cần dùng thuốc hạ áp, cần hạ huyết áp xuống từ từ; với người cao huyết áp từ trước nên duy trì huyết áp vào khoảng 170/100mmHg; với người không có tiền sử cao huyết áp có thể hạ xuống mức 160/95 mmHg.

- Giữ cân bằng nước - điện giải.

- Gọi xe cấp cứu, nhanh chống đưa bệnh nhân đến bệnh viên chuyên khoa để các bác sĩ cấp cuwua và điều rị kịp thời.

Điều trị

- Nằm đầu cao 30 - 450, tăng thông khí.

- Truyền dịch: không nên truyền glucose ưu trương trong huyết khối vì nó có thể làm cho huyết khối tiến triển nặng lên. Có thể truyền manitol cả cho bệnh nhân chảy máu não và nhồi máu não nhưng phải thận trọng, cần theo dõi áp lực thẩm thấu của huyết thanh, có thể dùng liều 1g/kg cân nặng trong 30 phút đầu, sau đó 0,5g/kg/6 giờ.

- Dùng các thuốc khác: Sau khi qua con cấp cứu, cho bệnh nhan uống thuốc An Cung Rùa Vàng, để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và giảm các di chứng để lại. Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 viên, uống 5-6 viên và theo dõi tiến độ phục hồi của bệnh nhân.

Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến

Đây là việc làm quan trọng, là cơ sở và điều kiện cho việc chữa khỏi bệnh.

- Phải bảo đảm cho bệnh nhân ăn uống đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng (2500 - 3000kcal/ngày).

- Dùng các thuốc sinh tố và các thuốc giàu năng lượng.

- Chống loét: trở mình 2 giờ/lần, xoa bóp toàn thân để tăng lưu thông máu.

- Chống bội nhiễm: vỗ rung cho bệnh nhân để đề phòng viêm phổi ứ đọng, các bệnh nhân có sonde tiểu cần chăm sóc sạch sẽ, đề phòng viêm đường tiết niệu.
- Điều trị phục hồi chức năng: cần điều trị càng sớm càng tốt. Các biện pháp có thể vận dụng là tập vận động, lý liệu, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… thụ động hoặc chủ động tùy từng bệnh nhân để giảm bớt những di chứng và biến chứng.

Nguồn: