Cách Điều Trị Bệnh Đột Quỵ Chảy Máu Não

Ngày đăng: 27-09-2014 02:50:57

Hiện nay, tỉ lệ người tử vong vì đột quỵ chảy máu não rất cao, chiếm hơn 50% các trường hợp đột quỵ. Bệnh đột quỵ chủy máu não khởi phát rất đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường mà đột ngột ngã gục xuống, hôn mê, liệt nửa người; thậm chí căn bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ chảy máu não, nhưng nguyên nhân chính vẫn do tăng huyết áp (chiếm 50 - 60%). Ở người trẻ, đột quỵ chảy máu não thường do dị dạng mạch máu não (50% số trường hợp được chụp mạch máu não có dị dạng).

Điều trị bệnh đột quỵ chảy máu não rất quan trọng, vì nó giúp cứu sống bệnh nhân và giảm các di chứng để lại. Sau đây là cách diều trị đột quỵ chảy máu não.

Điều trị tăng huyết áp:

Nếu bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp hoặc có các bằng chứng tăng huyết áp mạn tính mà huyết áp tâm thu > 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 105mmHg thì nên điều trị để duy trì huyết áp khoảng 170/100mmHg.

Nếu bệnh nhân không có tiền sử tăng huyết áp mà huyết áp tâm thu > 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 95mmHg thì nên điều trị để duy trì huyết áp khoảng 150/90mmHg.

Nếu theo dõi được áp lực nội sọ thì mức huyết áp được duy trì phải đảm bảo áp lực tưới máu não > 70mmHg.

Điều trị tăng áp lực nội sọ: Tăng áp lực nội sọ trong chảy máu não do khối choáng chỗ, do co giật, do chảy máu vào não thất. Nếu bệnh nhân không có các dấu hiệu nặng của tăng áp lực nội sọ thì điều trị tăng áp lực nội sọ chỉ cần áp dụng các biện pháp đơn giản như nằm đầu cao 300, thở oxy mask. Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ nặng thì cần áp dụng các biện pháp tích cực như đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo để duy trì PaCO2 từ 28-30mmHg và dùng manitol với liều 0,25-0,5g/kg ngày 3-4 lần.

Điều trị chống co giật: Động kinh sớm (trong 2 tuần đầu) xảy ra ở 4,2% bệnh nhân chảy máu não. Tỷ lệ động kinh xảy ra phần lớn ở bệnh nhân chảy máu thuỳ. Trong giai đoạn cấp của chảy máu não nếu xảy ra động kinh nên dùng các thuốc chống co giật đường tĩnh mạch như các thuốc nhóm benzodiazepine sau đó là phenytoin. Có khoảng 5-20% chảy máu não xuất hiện động kinh ở giai đoạn muộn. Có một số khuyến cáo sử dụng thuốc điều trị dự phòng động kinh đối với bệnh nhân chảy máu não thuỳ.

Hạ sốt: Tỷ lệ sốt trong chảy máu não khá cao, đặc biệt là bệnh nhân chảy máu não có tràn máu não thất. Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sấu cho bệnh nhân do đó tất cả bệnh nhân chảy máu não có sốt cần hạ sốt tích cực.

Điều trị ngoại khoa: Điều trị ngoại khoa trong chảy máu não được áp dụng trong chảy máu tiểu não lớn (đường kính >3cm), chảy máu não thuỳ nông đè đẩy nhiều, có các triệu chứng thần kinh nặng. Với chảy máu não sâu trong đồi thị, thể vân ít có chỉ định điều trị ngoại khoa. Điều trị ngoại khoa còn được áp dụng với các trường hợp chảy máu não do vỡ phình mạch, do dị dạng thông động tĩnh mạch não.

Can thiệp mạch: Được chỉ định trong các trường hợp chảy máu não do vỡ phình mạch, do dị dạng thông động tĩnh mạch não.

Điều trị xạ phẫu: Được chỉ định trong các trường hợp chảy máu não do vỡ dị dạng thông động tĩnh mạch não.

Điều trị bằng thuốc An Cung Rùa Vàng: Đối với bệnh nhân đột quỵ chảy máu não sau 24h sơ cấp cứu, chụp não phát hiện chảy máu não, chúng ta bắt đầu cho bệnh nhân uống An Cung Rùa Vàng, vì trong thời gian bệnh nhân đột quỵ đang hồi sức tích cực không nên cho bệnh nhân ăn uống gì, nhằm để phục hồi đường thở tốt nhất. Nếu sau 24 giờ bệnh nhân qua khỏi, ổn định đường thở thì bắt đầu mới cho dùng An Cung Rùa Vàng với liều dùng như sau: Ngày dùng 1 viên, dùng 3-6 viên/đợt, nếu có uống thuốc Tây thì cách 1h. Trường hợp bệnh nhân hạ nhiệt độ, tụt huyết áp và khả năng chảy máu não rất nhiều, xuất huyết toàn bộ não (chụp não đen sì), xuất huyết não trên 10cm thì tuyệt đối không nên dùng An Cung Rùa Vàng. Liên hệ tư vấn và dùng thuốc: 0972. 00 55 66 (Khuy).

Nguồn: