Vai Trò Của Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) Trong Bệnh Đột Qụy

Ngày đăng: 19-09-2014 00:54:40

Chụp cộng hưởng từ (MRI scan) đã phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam bởi tính ưu việt của nó so với các phương pháp tạo ảnh y học khác, đặc biệt đối với bệnh đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Nói chung, MRI chỉ được chỉ định khi nó có thể trả lời một câu hỏi đặc biệt mà CT scan không thể có. Đột qụy do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke) thường không biểu hiện trên CT scan hay MRI trong vòng vài giờ đầu. CT scan được dùng trong những giờ đầu để loại trừ những quá trình bệnh lý khác (xuất huyết, khối u, áp-xe); Về điểm này CT scan cũng làm tốt như MRI. CT scan và MRI có thể cho hình ảnh đột qụy một cách đầy đủ vào ngày thứ 5 đến thứ 7. Những đột qụy nhỏ hơn (nghĩa là nhẹ hơn) có thể được thấy tốt hơn với MRI, nhưng tính đặc hiệu là một vấn đề. MRI là một thăm dò được lựa chọn để chụp hình một đột qụy (hay bất cứ cái gì khác) trong hố sau (thân não và tiểu não).

MRI có ưu điểm là có khả năng tốt hơn chụp hình các nhồi máu gây nên bởi những huyết quản nhỏ (ví dụ nhồi máu ổ khuyết, lacunar infarct). MRI có khuynh hướng có tính đặc hiệu kém, bởi vì các bệnh nhân với các yếu tố nguy cơ huyết quản điển hình thường có nhiều bất thường có tín hiệu cao trong chất trắng do đột quỵ hay do những thay đổi liên quan với tuổi tác.

Khi kỹ thuật MRI và CT scan được cải thiện, chúng ta có thể có khả năng dùng một trong hai dạng kỹ thuật như là thăm dò độc nhất để xem xét não bộ, hệ mạch máu trong sọ, hệ mạch máu ngoài sọ, và lưu lượng máu của não bộ. Những kỹ thuật thăm dò này cần chứng tỏ rằng thông tin muốn tìm kiếm là đáng mất thêm thời gian và phí tổn trước khi việc sử dụng chúng có thể trở nên thường quy đối với tất cả các đột qụy, nhằm phát hiệm mỗi trường hợp tai biến chính xác nhất để có hướng điều trị bệnh tai biến kịp thời, tránh những di chứng nặng nền để lại cho bệnh nhân.

Nguồn: