Những Cách Giảm Huyết Áp Không Cần Dùng Thuốc

Ngày đăng: 16-09-2014 06:31:14

Có bệnh ắt sẽ dùng thuốc, điều đó cũng không nên vì thuốc chữa bệnh ít nhiều sẽ có tác dụng phụ. Đối với bệnh cao huyết áp cũng vậy, chúng ta cần có phương pháp luyện tập và chế độ ăn uống phù hợp để giảm huyết áp hiệu quả. Sau đây là mọt số phương pháp giúp giảm huyết áp hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Các bạn cùng tham khảo và thực hiện.

1. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn thường xuyên, ít nhất là 30 mỗi ngày, giúp giảm huyết áp từ 4-9 mmHg. Những người có tiền cao huyết áp (huyết áp tâm thu từ 120 đến 139 hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89) nên tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa tiến triển thành cao huyết áp. Những người có tăng huyết áp, hoạt động thể dục đều đặn có thể giúp đưa huyết áp xuống mức an toàn hơn.

Nên tránh việc tập luyện gấp gáp vào một số ngày cuối tuần. Cần tập luyện đều đặn hàng ngày hơn là tăng cường tập luyện vào những ngày cuối tuần để bù trừ những ngày không tập luyện. Việc luyện tập quá mức có thể gây nguy hiểm.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các sản phẩm sữa ít chất béo, hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp tới 14 mmHg. Kế hoạch ăn uống này được gọi là phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn cao huyết áp (DASH).

Không phải là dễ dàng để thay đổi thói quen ăn uống, nhưng với những lời khuyên này, chúng ta có thể áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh hơn:

- Nên có một cuốn nhật ký về chế độ ăn uống. Viết ra những gì nên ăn, không nên ăn,.Theo dõi những gì bạn ăn, bao nhiêu, khi nào và tại sao.

- Cung cấp đầy đủ kali trong khẩu phần ăn. Kali có thể làm giảm tác động của natri trên huyết áp. Nguồn cung cấp kali tốt nhất là thực phẩm, chẳng hạn như trái cây và rau quả, chứ không phải là chất bổ sung.

- Không nên ăn những thức ăn chế biến sẵn, có thể gây tăng huyết áp.

3. Giữ cân nặng đúng chuẩn, tránh béo phì

Huyết áp thường tăng lên khi tăng cân. Giảm cân cũng làm cho bất cứ loại thuốc huyết áp nào đang dùng trở nên hiệu quả hơn.

4. Giảm muối trong chế độ ăn uống

Giảm muốn, ăn nhạt giúp giảm huyết áp 2-8 mm Hg. Mỗi ngày chỉ 2.300mg muố hoặc ít hơn, những người từ 51 tuổi trở lên, người bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính chỉ dùng 1.500 mg một ngày hoặc ít hơn.

5. Hạn chế uống rượu hoặc bỏ hẳn

Rượu có thể mặt tốt và mặt xấu cho sức khỏe con người. Với lượng nhỏ, nó có khả năng làm giảm huyết áp xuống 2-4 mmHg. Nhưng tác dụng tốt này sẽ bị mất nếu uống quá nhiều rượu, vì uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và làm giảm tác dụng của thuốc điều trị cao huyết áp.

6. Tránh hút thuốc và ngửi khói thuốc lá

Một trong những mối nguy hiểm nhất khi hút thuốc lá là chất nicotin trong thuốc lá có thể làm tăng huyết áp lên tới 10 mmHg hoặc nhiều hơn sau 1 giờ hút thuốc. Hút thuốc suốt ngày có thể làm cho huyết áp liên tục cao.

Hít phải khói thuốc từ người khác cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe bao gồm huyết áp cao và bệnh tim. 

7. Giảm bớt căng thẳng 

Căng thẳng hoặc lo âu có thể tạm thời làm tăng huyết áp. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì làm cho bạn cảm thấy căng thẳng, chẳng hạn như công việc, gia đình, tài chính hay bệnh tật. Tìm ra nguyên nhân và xem xét làm thế nào bạn có thể loại bỏ hoặc giảm bớt căng thẳng.

Nếu không thể loại bỏ tất cả những căng thẳng, ít nhất nên ghỉ giải lao và tập các bài tập hít thở sâu. Hãy massage cơ thể hoặc tập yoga và thiền định.

8. Theo dõi huyết áp tại nhà và tái khám đều đặn

Nếu bị huyết áp cao, có thể cần phải theo dõi huyết áp tại nhà. Học cách tự theo dõi huyết áp, sử dụng các máy đo huyết áp cầm tay.

Đi khám bác sĩ thường xuyên. Nếu huyết áp không được kiểm soát tốt hoặc nếu có vấn đề sức khỏe khác, có thể cần phải đi khám bác sĩ mỗi tháng để xem xét hiệu quả điều trị và điều chỉnh cho hợp lý.

Tham khảo sản phảm thực phẩm chức năng An Cung Ngưu Hoang Hoàn Hàn Quốc giúp điều hòa vàn ổn định huyết áp hiệu quả

Nguồn: