Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Đột Quỵ

Ngày đăng: 15-09-2014 04:49:26

Bệnh nhân sau khi bị bệnh đột quỵ sức khỏe yếu, thường để lại một số di chứng nặng nề như: liệt nửa người, rối loạn nhận thức, ngôn ngữ, gặp khó khăn trong sinh hoạt nhất là vấn đề ăn uống và đại tiểu tiện. Vì vậy, chúng ta cần hết sức lưu ý khi chăm sóc và điều trị tại nhà để người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Về chế độ ăn uống

Khi ra viện, bệnh nhân sau đột quỵ có thể tự ăn hoặc được nuôi ăn qua ống xông.

Với bệnh nhân có thể tự ăn được nên áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau:

Cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày.

Thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ, xay súp để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ.

Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây.

Năng lượng cần trong ngày là: 25-30kcal/kg cân nặng/ngày.

Thành phần dinh dưỡng trong ngày nên được phân chia đa dạng.

Uống đủ nước: có thể tính theo 40ml/kg cân nặng/ngày.

Lưu ý:

Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.

Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý thì biểu hiện cơ thể như sau: Da hồng hào, không viêm loét, niêm mạc không bị lở loét, cân nặng đạt mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt, không rụng.

Với bệnh nhân không thể tự ăn được

Bệnh nhân sau đột quỵ có thể không ăn được do liệt cơ hầu họng. Nều cố ăn dễ gây sặc hoặc nôn. Vì vậy, nuôi ăn qua ống xông được bác sĩ khuyên áp dụng sẽ giúp người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết trong ngày. Khi chăm sóc bệnh nhân phải nuôi ăn qua ống xông cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thức ăn được chế biến dưới dạng súp xay nhuyễn để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Về chế độ sinh hoạt, tập luyện

Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Điều trị di chứng sau đột quỵ

Với bệnh nhân đột quỵ, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho quá trình phục hồi nhanh hơn.

Ngoài ra, để phục hồi di chứng sau đột quỵ, bệnh nhân nên được kết hợp uống thuốc An Cung Rùa Vàng. Trong viên thuốc An Cung Rùa Vàng có Ngưu hoàng (là thành phần quan trọng nhất trong viên thuốc có tác dụng  thanh nhiệt giải độc, tức phong chỉ kinh, khoát đàm khai khiếu), xạ hương (có tính chất tuyên thông khai khiếu cực mạnh, làm cho tri giác phục hồi, và có khả năng thông mạch) và 9 vị thuốc khác còn lại có tác dụng ích khí dưỡng huyết, trấn kinh an thần, tiêu đàm tức phong, hoạt huyết, ngăn ngừa tình trạng đông máu gây ra các mảng xơ vữa động mạch cho bệnh nhân đột quỵ.

Cách sử dụng loại thuốc này để điều trị sau đột quy: Mỏ hộp thuốc, bỏ lớp sáp, quả cầu nhựa và giấy bóng, nghiền viên hoàn ra cùng với lớp vàng cám bọc và uống từ từ với nước ấm, bệnh nhân không uống được thì cho uống qua ông xông dạ dày, tránh nhai hoặc ngậm cả viên thuốc vì có thể gây sặc nghẹn.

Liều lượng sử dụng sản phẩm:

- Liều kết hợp điều trị: Ngày uống 1 viên, uống liên tục trong 3 ngày. Nếu có uống thuốc khác thì cách 1h.

- Liều dự phòng: Dùng 1 viên/ngày. Uống mỗi đợt 3 viên, 6 tháng/đợt.

Bên cạnh đó, thuốc An Cung Rùa Vàng còn được dùng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch hiệu quả vượt trội. Theo thống kê thì hằng năm có khoảng 20% trường hợp bệnh nhân tai biến mạch máu não hồi phục hoàn toàn và 50% người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân nếu dùng An Cung Rùa Vàng kịp thời.

Tai biến mạch máu não có thể tái phát lần hai và lần ba sau đó. Để phòng tránh tai biến mạch máu não, mọi người cần thực hiện lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc phòng và điều trị hợp lý. Nếu bạn đang bị tai biến mạch máu não hoặc có người nhà đang mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, hãy liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để được tư vấn miễn phí tại hotline: 0972. 00 55 66 (Khuy).

Nguồn: