Cách Phát Hiện Tăng Huyết Áp Sớm?

Ngày đăng: 12-09-2014 04:35:50

Dấu hiệu tăng huyết áp được thể hiện như thế nào? Làm thế nào để phát hiện mình bị tăng huyết áp sớm nhất để có biện pháp phòng và chữa trị phù hợp?

Cách phát hiện tăng huyết áp sớm?

Phần lớn tăng huyết áp không có triệu chứng rõ ràng. Có thể xuát hiện các dấu hiệu như: nhức đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mỏi gáy, choáng váng, buồn nôn, ngực bứt rứt, tim đập nhanh, mỏi mệt, cảm giác nóng bừng ở mặt… Đây là các dấu hiệu thường gặp nhưng không phải đặc trưng chỉ riêng cho tăng huyết áp. Do đó, muốn phát hiện sớm cao huyết áp cần đi khám và đo huyết áp tại các cơ sở y tế.

Đo huyết áp ít nhất mỗi năm 2 lần khi bình thường và khi cảm thấy trong người khó chịu như chóng mặt, nhức đầu, uể oải không rõ lý do nên kiểm tra ngay và thường xuyên, theo dõi chặt chẽ chỉ số huyết áp.

Khi có triệu chứng tăng huyết áp, thường lúc này đã có biến chứng hoặc tình trạng tăng huyết áp đã nặng. 

Đo huyết áp

Huyết áp có thể được đo tại trung tâm y tế hoặc đo tại nhà bằng máy đo huyết áp cầm tay. Huyết áp bình thường được đo bằng một thiết bị được gọi là máy đo huyết áp, trong đó bao gồm một ống nghe huyết áp, bao quấn (túi hơi), đồng hồ huyết áp, van và bóng bóp. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số: huyết áp tâm thu và tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực tối đa khi tim co bóp đẩy máu đi. Huyết áp tâm trương là áp lực thấp nhất giữa hai lần tim đập (khi tim giãn). Huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mm Hg) và được viết bằng chỉ số huyết áp tâm thu/chỉ số huyết áp tâm trương (ví dụ, 120/80 mm Hg, hoặc "120 trên 80").

Theo hướng dẫn mới nhất, chẩn đoán cao huyết áp dựa theo bảng phân loại cao huyết áp sau đây:

  

Khái niệm

HA tâm thu (mmHg)

 

HA tâm trương (mmHg)

HA tối ưu

< 120

< 80

HA bình thường

< 130

< 85

Bình thường cao

130 - 139

85-89

Tăng huyết áp

 

 

 

Giai đoạn I

140 - 159

và/hoặc

90 - 99

Giai đoạn II

160 - 179

và/hoặc

100 - 109

Giai đoạn III

> 180

và/hoặc

> 110

Huyết áp có thể tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng tim, cảm xúc, hoạt động và các loại thuốc đang dùng. Một số người đo huyết áp bị cao hơn mức bình thường chưa thể kết luận bị huyết áp cao. Cần phải đo huyết áp tại các thời điểm khác nhau, trong khi đang nghỉ ngơi thoải mái ít nhất 5 phút. Nếu bị tăng huyết áp ít nhất 3 lần đọc cho kết quả huyết áp cao. Ngoài việc đo huyết áp, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của bệnh nhân (để xem có vấn đề về tim trước đó hay không), đánh giá yếu tố nguy cơ (để xem có hút thuốc, có lượng cholesterol cao, tiểu đường…) và hỏi về lịch sử gia đình (để xem các thành viên của gia đình có ai bị huyết áp cao hay bệnh tim). Nếu được chẩn đoán bị huyết áp cao, bác sĩ có thể khuyên nên làm một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như:

Điện tâm đồ (EKG hay ECG): Một xét nghiệm để đo hoạt động điện, tốc độ và nhịp tim thông qua các điện cực gắn liền với cánh tay, chân và ngực. Các kết quả được ghi lại trên biểu đồ.

Siêu âm tim

Đây là một xét nghiệm sử dụng sóng siêu âm để cung cấp hình ảnh của các van tim và buồng tim để có thể theo dõi hoạt động bơm máu của tim và đo lường được độ dày của các buồng tim và thành tim.

Phòng và chữa trị cao huyết áp

Khi bị cao huyết áp, cần có biện pháp phòng huyết áp tăng cao và chữa trị kịp thời.

Giảm cân, thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu chất xơ, rau củ quả, giảm chất béo.

Luyện tập thể dục điều độ, 30 phút đi bộ mỗi ngày, tập yoga, thiền.

Không hút thuốc la, bỏ uống rượu bia.

Kết hợp uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàng Hàn Quốc giúp điều hòa và ổn định huyết áp, phòng huyết áp tăng cao và các biến chứng do cao huyết áp gây ra.

Tham khảo sản phẩm:

http://ancungnguuhoang.vn/sp/3-an-cung-nguu-hoan-han-quoc.html

Nguồn: