Những Dấu Hiệu Để Nhận Biết Bệnh Đột Quỵ

Ngày đăng: 04-11-2015 06:53:26

Đột quỵ là căn bệnh rất nguy hiểm, nguy hiểm đến cả tính mạng của con người. Vì vậy cần nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh đột quỵ để có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng đáng tiếc cho bệnh nhân.

Những dấu hiệu để nhận biết bệnh đột quỵ

- Đột ngột đau nhức đầu dữ dội: Đau nhức đầu dữ dội và đột ngột là triệu chứng nặng nhất và cũng khá phổ biến ở những người bị đột quỵ.

- Khó nhìn hoặc nhìn mờ dần: Đột quỵ có thể gây ra nhìn mờ ở hai mắt hoặc có thể mất thị lực một mắt, nhưng biểu hiện này không dễ được người bên cạnh nhận ra như các triệu chứng yếu tay chân, tái mặt hay không thể nói.

- Khó nói hoặc nhầm lẫn: Đột quỵ làm giảm khả năng thể hiện bản thân hoặc hiểu được lời nói.

- Bị yếu cánh tay hoặc chân: Khi ai đó đang trong cơn đột quỵ thì một triệu chứng khá phổ biến là một cánh tay hoặc một chân sẽ dần yếu đi và bị tê liệt. Thường thì các chi bị liệt nằm ở phía đối diện của vùng não bị đột quỵ.

- Chóng mặt hoặc mất thăng bằng: Chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, té ngã là dấu hiệu của bệnh đột quỵ.

- Khó thở hay tim đập nhanh: Ở người bị đột quỵ, tim thường đập nhanh hoặc loạn nhịp, và dấu hiệu này thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn.

- Khuôn mặt ủ rũ: Đột nhiên khuôn mặt yếu dần và da nhợt nhạt chính là biểu hiện của một cơn đột quỵ. 

- Thay đổi trạng thái tinh thần và mệt mỏi: Là do thiếu máu cục bộ trong não gây ra sự mệt mỏi tinh thần, nên có thể là cơn đột quỵ đang đến.

Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu như đã nói ở trên, chúng ta hãy nhanh chóng đỡ bệnh nhân nằm xuống tránh té ngã, nới lỏng quần áo, cho bệnh nhân nằm chỗ thoáng, kiểm tra mạch, nhịp tim và huyết áp, xem 1 bên mặt có bị lệch không, biểu hiện là trễ xuống (do liệt cơ mặt), xem bệnh nhân có bị lẫn lộn, khó khăn trong diễn đạt lời nói và hiểu lời nói của người khác, nâng hai tay lên cao, xem có bên nào không thể nâng lên được, hoặc bị hạ thấp dần hoặc rơi xuống ngay… Khi kiểm tra các dấu hiệu này, hãy nhanh chóng gọi ngay cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để các bác sĩ cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Tại Hà Nội: bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Bạch Mai… 

Tại TPHCM: Bệnh viện 115, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy… 

Các khu vực khác: cần đến bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố (có thể không đủ các chuyên khoa, nhưng lúc này chúng ta không thể đưa bệnh nhân đi xa hơn được, phải cấp cứu kịp thời để tránh tổn thương não nặng hơn).

Sau khi cấp cứu qua cơn nguy kịch, song song với việc điều trị bằng thuốc Tây y theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chúng ta nên cho bệnh nhân kết hợp uống thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn giúp phục hồi nhanh các tế bào não bị tổn thương, do thuốc các tác dụng làm tan cục máu bầm, giúp máu lưu thông lên não đều, do đó giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục và giảm nhẹ các di chứng để lại.

Dược sĩ tư vấn dùng thuốc: 0972. 00 55 66 (Khuy).

Nguồn: