Tại Sao Sau Cơn Đột Quỵ Thường Mệt Mỏi?

Ngày đăng: 04-08-2014 08:45:02

Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người sống sót đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những người sống sót sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù đắp sự mất mát các chức năng thông thường (chẳng hạn như không cử động được bàn tay hoặc cánh tay). Nhưng có thể sẽ thấy đỡ mệt mỏi hơn sau một vài tháng. Đối với một số người, tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài nhiều năm sau đột quỵ, nhưng họ thường tìm cách sử dụng tối đa nguồn sinh lực mà họ có.

Tại sao lại mệt mỏi?

Điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây ra mệt mỏi. Khi đó, chúng ta mới có thể có hành động để kiểm soát điều đó. Hãy tham vấn nhà cung cấp dịch vụ y tế của để loại trừ những tình trạng bệnh lý có thể gây ra mệt mỏi hoặc làm trầm trọng hơn trạng thái mệt mỏi. Mệt mỏi sau một cơn đột quỵ vì 4 lý do chính sau đây:

Còn ít sinh lực hơn trước đây, bởi vì bệnh nhân thường ngủ kém, không tập luyện đầy đủ, dinh dưỡng kém hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Có thể nhiều sinh lực như trước đây, nhưng người bị đột quỵ đang sử dụng sinh lực của mình khác trước. Do ảnh hưởng của đột quỵ, những việc như mặc quần áo, nói chuyện hoặc đi bộ đều cần nỗ lực hơn rất nhiều. Những thay đổi trong tư duy và trí nhớ làm cho bệnh nhân phải tập trung nhiều hơn, luôn luôn phải "tỉnh táo" - và điều này làm hao tổn sinh lực.

Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hơn do những thay đổi về cảm xúc. Đương đầu với sự chán nản, lo âu, tức giận và buồn bã có thể làm bệnh nhân kiệt sức. Cảm giác trầm cảm thường gặp sau đột quỵ. Thông thường, cảm giác mất sinh lực, mất hứng thú hoặc nhiệt huyết diễn ra cùng với tâm trạng trầm cảm.

Bệnh nhâ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn do trầm cảm. Trầm cảm là hiện tượng rất thường gặp sau đột quỵ.  Trầm cảm lâm sàng là một chứng bệnh có thể điều trị được, xảy ra đối với nhiều người sống sót sau đột quỵ. Các triệu chứng bao gồm cảm giác thiếu sinh lực trầm trọng, thiếu động lực, và các vấn đề về khả năng tập trung hoặc khó tìm thấy hứng thú trong bất kỳ việc gì. Hãy bàn với bác sĩ về việc đánh giá tình trạng trầm cảm lâm sàng nếu như sự mệt mỏi vẫn tiếp diễn.

Làm thế nào để tăng cường sinh lực?

Hãy nói cho bác sĩ biết bạn cảm thấy như thế nào và hãy chắc chắn rằng duy trì một hồ sơ sức khỏe cập nhật. Bác sĩ của bạn có thể đánh giá mọi lý do thuộc về y khoa cho sự mệt mỏi của bạn. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem liệu sự mệt mỏi đó có phải là do tác dụng phụ của thuốc hay không.

Hãy ăn mừng thành công của mình. Hãy tự thưởng cho bản thân khi mình làm được điều gì đó. Hãy nhìn về những tiến bộ của bản thân, chứ không phải những việc còn phải làm.

Cố gắng ngủ trưa, hoặc thu xếp những khoảng thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Nghỉ ngơi bất kỳ khi nào thấy cần để tỉnh táo trở lại.

Hãy học cách thư giãn. Đôi khi bạn càng cố sức làm việc gì đó, thì lại càng khó làm hơn và bạn sẽ trở nên căng thẳng, lo âu và chán nản. Tất cả những điều này đều làm tiêu hao thêm sinh lực. Khi thư giãn, bạn sử dụng sinh lực một cách hiệu quả hơn.

Mỗi ngày, hãy làm một vài điều mà bạn thích thú. Sự trải nghiệm và thái độ tích cực sẽ giúp gia tăng sinh lực. 

Hãy giao lưu. Hãy ra ngoài, gia nhập cộng đồng và tương tác với bạn bè, gia đình và những người khác. 

Hoạt động thể chất là điều quan trọng. Với sự cho phép của bác sĩ, hãy cân nhắc việc tham gia một chương trình rèn luyện sức khỏe.

Uống thuốc An Cung Rùa Vàng giúp bệnh nhân đột quỵ mau chóng bình phục hơn

Trong viên thuốc An Cung Rùa Vàng có Ngưu hoàng (là thành phần quan trọng nhất trong viên thuốc có tác dụng  thanh nhiệt giải độc, tức phong chỉ kinh, khoát đàm khai khiếu), xạ hương (có tính chất tuyên thông khai khiếu cực mạnh, làm cho tri giác phục hồi, và có khả năng thông mạch) và 9 vị thuốc khác còn lại có tác dụng ích khí dưỡng huyết, trấn kinh an thần, tiêu đàm tức phong, hoạt huyết, ngăn ngừa tình trạng đông máu gây ra các mảng xơ vữa động mạch cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu.

Cách sử dụng loại thuốc này để điều trị sau tai biến mạch máu não như sau: Trước khi dùng thuốc, người sử dụng nên bỏ lớp sáp, quả cầu nhựa và giấy bóng kính, có thể nghiền viên hoàn ra cùng với lớp vàng cám bọc và uống từ từ với nước ấm, bệnh nhân không uông được thì cho uống qua ông xôn dạ dày, tránh nhai hoặc ngậm cả viên thuốc vì có thể gây sặc nghẹn.

Liều lượng sử dụng sản phẩm: Ngày uống 1 viên, uống liên tục trong 3 ngày. Nếu cso uống thuốc khách thì cách 1h.

Nguồn: