Tập Đi Lại Cho Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu Não

Ngày đăng: 28-07-2014 08:32:37

Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau ung thư và tim mạch. Bệnh tai biến mạch máu não có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chiếm tỉ lệ cao ở người lớn tuổi.

Tai biến mạch máu não là tình trạng ngừng cung cấp máu nuôi cho một phần của não, tình trạng này sẽ làm tế bào não bị hủy hoại đưa đến sự thiếu sót chức năng của não. Chức năng của não là điều khiển hoạt động của cơ thể và khả năng tư duy nên khi mô não bị hủy thì chức năng mà nó đảm nhận sẽ giảm hoặc mất. Trong trường hợp tổn thương nặng, có thể dẫn đến tử vong, tuổi càng lớn tỉ lệ tử vong càng cao. Tai biến mạch máu não như đã nêu được chia làm 2 loại: tai biến thiếu máu và tai biến xuất huyết. Có đến 80% các trường hợp tai biến là thế thiếu máu (còn được gọi là nhũn não), trường hợp này xảy ra do tình trạng tắc mạch máu cung cấp cho mô não hoặc do tình trạng giảm huyết áo toàn thân (hiếm gặp). Riêng tình trạng tắc mạch máu não thường gặp hai tình huống: cục máu đông hình thành tai mạch máu não do tình trạng xơ vữa động mạch (giống trong nhồi máu cơ tim) và cục máu đông từ nơi khác chạy đến làm tắc mạch máu. Tai biến xuất huyết là do tình trạng vỡ của mạch máu não, gồm xuất huyết nội sọ và xuất huyết dưới màng cứng. Di chứng để lại về sau thường gặp nhất là liệt nửa người. Việc tập phục hồi vận động đi lại bên chân bị liệt rất quan trọng đối với cuộc sống của người bệnh, trong đó nhiều dụng cụ hỗ trợ mang lại hiệu quả cao.

Tai biến mạch máu não thường gây ra di chứng liệt nửa người. Triệu chứng liệt này  trải qua 3 giai đoạn: đầu tiên là giảm trương lực (liệt mềm), sau đó trương lực cơ bình thường và cuối cùng tăng trương lực cơ (co cứng). Ở giai đoạn co cứng: đầu bệnh nhân sẽ gấp về bên liệt, mặt quay về bên lành; chi trên co cứng ở tư thế duỗi. Vì thế trong quá trình hồi phục chức năng cho bệnh nhân phải hạn chế bớt co cứng. Giai đoạn cấp tính, bệnh nhân sẽ được tập luyện không dụng cụ với sự hướng dẫn của kỹ thuật  viên. Giai đoạn bệnh nhân hồi phục, có cơ lực tốt và bắt đầu đứng được thì sẽ tập đi với dụng cụ. Việc tập luyện này có thể ở cơ sở vật lý trị liệu hoặc tập ở nhà với dụng cụ tự tạo:

- Tập đi với khung tập đi: sau khi đứng dựa vào khung tập đi, dùng tay nhấc hoặc đẩy khung ra phía trước rồi bước một chân lên trước, bước tiếp chân kia lên theo. Rồi lặp lại như vậy để đi tới.

- Tập đi với thanh song song: bệnh nhân sẽ di chuyển một tay lên phía trước trên một thanh rồi đưa tay còn lại lên thanh kia, sau đó bước một chân lên rồi chân tiếp theo. Tập đi theo thứ tự động tác này.

- Tập đi với một thanh: tay lành sẽ nắm trên thanh rồi đi chuyển tay lên phía trước, sau đó bước một chân lên và bước tiếp chân kia lên.

- Tập đi với hai nạng: người bệnh sẽ di chuyển một nạng lên phía trước rồi nâng nạng còn lại lên ngang mức nạng trước, rồi bước một chân lên sau đó là chân thứ hai.

- Tập đi với hai gậy chống: đưa một gậy lên trước rồi đưa tiếp gậy còn lại lên ngang mức, bước một chân lên phía trước sau đó là chân kia lên theo.

- Tập đi với một gậy chống: người bệnh đứng với tay ấn lên gậy để giữ thăng bằng, đưa gậy chống lên phía trước sau đó đưa chân yếu lên trước rồi tiếp theo là chân khỏe lên theo.

- Tập đi lên xuống cầu thang với một tay vịn hoặc bờ tường: tay lành của bệnh nhân sẽ vịn vào tay vịn hoặc chống vào bờ tường. Người bệnh bước chân lành lên trước sau đẩy chân liệt lên. Lưu ý là phải có người hổ trợ cho bệnh nhân, khi đi lên thì người hổ trợ đứng phía sau ở bên liệt, khi đi xuống cầu thang thì người hổ trợ đứng trước nhìn lên để hỗ trợ khi cần thiết.

Việc phục hồi vận động, nhất là việc đi lại ngoài việc phụ thuộc vào mức độ tổn thương mô não còn tùy thuộc vào việc tập luyện của bệnh nhân. Nếu tập luyện đúng cách và kiên trì trong khoảng thời gian dài có thể giúp bệnh nhân đi lại được, qua đó cũng phòng ngừa được các biến chứng do nằm hoặc ngồi lâu (viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, loét da…)

Ngoài việc vận động, bệnh nhân cũng nên uống thêm các sản phẩm giúp phục hồi các di chứng sau tai biến, cải thiện các hậu quả của tai biến như liệt, méo miệng, nói ngọng… Sản phẩm đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng đó là An Cung Rùa Vàng. Đây là thuốc giúp hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, cải thiện các di chứng sau tai biến. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên sử dụng ngày 1 viên, uống liên tục trong 3 ngày sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, các di chứng của tai biến mạch máu não để lại sẽ nhanh chóng hồi phục và bệnh nhân có thể tự vận động và sinh hoạt như trước đây. Liên hệ tư vấn và dùng thuốc: 0972. 00 55 66 (Khuy).

Nguồn: