Hậu quả khôn lường khi sống chung các di chứng của tai biến

Ngày đăng: 16-03-2021 22:44:32

Việc sống chung các di chứng của tai biến mạch máu não là điều không hề dễ dàng bởi nó sẽ ảnh hưởng không ít đến chất lượng đời sống, mặc cảm, tự tin mà còn làm phiền tới mọi người xung quanh. Nói rõ hơn, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thật chi tiết ở dưới.

Các di chứng của tai biến mạch máu não 

- Liệt nửa người.

- Tê liệt 1 phần bán cầu não bên trái hoặc phải.

- Nói năng khó khăn, không thành lời, không thể diễn tả thành lời nói.

- Méo miệng, ăn uống bị rơi vãi.

- Đi đứng khó khăn, cầm nắm không chắc đồ vật.

- Trí nhớ giảm sút, mắt nhìn mờ, không nhắm hết được mắt.

Sống chung với các di chứng của bệnh tai biến

1. Có những biện pháp phòng tránh kịp thời

- Tạo không gian ngủ đủ rộng, thoải mái, đủ ánh sáng, tránh đặt hướng bị liệt vào vách tường hoặc vật dụng đặt bên phía bị liệt.

- Xoay trở người ít nhất 2 giờ mỗi ngày.

- Đặt người bệnh nằm cao đầu, nghiêng về 1 bên, hút đàm thường xuyên, vỗ lưng và vai cho người bệnh.

- Nâng đỡ cánh tay, bàn tay cho bệnh nhân ngồi, đứng, đi.

- Tập vận động các phần chi bị liệt, kiểm tra thường xuyên khớp cổ chân, gối, khủy, bàn tay và các ngón tay. Tập vận động vùng mắt, massage và giữ ấm mặt, đặt đúng tư thế khi nằm,ngồi.

2. Châm cứu để phục hồi di chứng sau tai biến

Châm cứu được thực hiện theo công thức châm ở các huyệt tay, chân, đầu, mặt, cổ,... Hiện nay, có rất nhiều phương pháp châm cứu cho bệnh nhân đã bị tai biến như:

- Điện châm: Đặt bệnh nhân nằm ngửa hoặc nghiêng, mỗi ngày điện châm 1 lần thời gian lưu kim từ 25 - 30 phút.

- Thủy châm: Dùng các huyệt như: giáp tích tương ứng với các chi, kiên ngung, thủ tam lý, phong thụ, thừa sơn, giải khê,...

- Xoa bóp bấm huyệt: Người bệnh cần được xoa bóp vùng mặt, lưng, tay chân bên liệt, luyện tập thường xuyên để phục hồi tốt các chức năng sau tai biến.

3. Xây dựng chế độ ăn uống sau tai biến

- Cân đối và đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất thiết yết như: Chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất xơ.

- Chế biến món ăn cần cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn, dễ hấp thụ.

- Giảm muối, gia vị cay nóng, rượu, chè, cà phê hoặc các loại thức ăn chế biến sẵn như: Dưa, cà, hành muối, bánh mỳ,...

- Với những bệnh nhân mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như: Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường,... cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn để có chế độ dinh dưỡng.

Mong rằng, với tất cả những thông tin trên mà chúng tôi vừa đề cập xoay quanh về việc sống chung các di chứng của tai biến mạch máu não. Chắc hẳn, đã phần nào có thêm kiến thức cho mình và áp dụng đúng để lấy lại sức khỏe tốt.


Nguồn: