Các loại đột quỵ

Ngày đăng: 17-03-2015 09:07:54

Có bao nhiêu loại đột quỵ? Phân loại các loại đột quỵ phổ biến nhất

Như các bạn đã biết, người bị đột quỵ, tai biến mạch máu não nếu được cấp cứu càng sớm khả năng phục hồi sẽ cao hơn, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, phần lớn khi bất ngờ chứng kiến một bệnh nhân đột ngột bị đột quỵ mọi người đều rơi vào tình trạng lúng túng, không biết nên xử lý thế nào hoặc xử lý nhầm, xử lý sai... điều đó càng nguy hiểm cho bệnh nhân hơn.

Có nhiều trường hợp, nhiều người cứ nghĩ rằng an cung nguu hoang dùng để chữa đột quỵ, tai biến mạch máu não, thế nên cứ gặp bệnh nhân bị đột quỵ là cho sử dụng an cung ngưu hoàng, điều đó rất nguy hiểm. Bởi trước khi sử dụng thuốc, cần xác định rõ xem bệnh nhân đó  bị loại đột quỵ nào. Vì thế, phân biệt được các loại đột quỵ là điều gần như bắt buộc đối với những nha đình có bệnh nhân bị đột quỵ.

Trước tiên, để có những xử lý kịp thời các bạn cần có những hiểu biết nhất định về các loại đột quỵ, có thể phân biệt được chúng, từ đó xác định cách thức cấp cứu thích hợp.

Trong thực tế, có các loại đột quỵ phổ biến sau:

1. Đột quỵ nhồi máu

Đột quỵ nhồi máu hay gặp nhất, nó chiếm khoảng 80% tổng số các ca đột quỵ. Đột quỵ nhồi máu là do bệnh nhân bị huyết khối hoặc thuyên tắc gây tắc nghẽn các động mạch máu nuôi não, khiến máu không lên não kịp thời làm tê liệt các hệ thần kinh, gây mê man bất tỉnh

2. Xuất huyết trong não

Xuất huyết trong não là loại đột quỵ do đột ngột vỡ một động mạch trong não. Máu chảy vào trong mô não và gây chèn ép vào các cấu trúc não.

3. Xuất huyết dưới nhện

Xuất huyết dưới nhện cũng là một loại đột quỵ do đột ngột vỡ động mạch. Xuất huyết dưới nhện khác với xuất huyết trong não ở vị trí chảy máu, máu chảy vào khoang bao quanh não trong xuất huyết dưới nhện khác với chảy vào bên trong não trong xuất huyết trong não.

Ở bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể các bạn đối với từng loại đột quỵ trên chúng ta nên có những biện pháp sơ cấp cứu như thế nào trước khi xe cấp cứu tới để giảm thiểu tới mức tối đa những di chứng cho bệnh nhân.

Nguồn: