Cải thiện tình trạng co cứng cơ sau tai biến.

Ngày đăng: 02-12-2020 21:03:08

Tình trạng co cứng sau tai biến là di chứng thường gặp phải ở bệnh nhân sau tai biến. Di chứng co cứng này khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và nếu không có phương pháp điều trị đúng cách thì tình trạng co cứng sẽ trở nên trầm trọng, thậm chí là liệt. Làm thế nào để cải thiện tình trạng co cứng sau tai biến? Cùng bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm phương pháp điều trị này.

Tình trạng co cứng sau tai biến là gì?

Tình trạng co cứng sau tai biến là tình trạng các cơ bắp bị co chặt lại gây khó khăn trong cầm nắm, di chuyển, cơ bắp cảm thấy thiếu linh hoạt ở các vị trí như cánh tay, chân hoặc cả khuôn mặt. Bệnh có thể tiến triển nặng khiến các cơ bắp co lại, làm cứng khiến các cơ bắp không thể di chuyển được gây đau nhức.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng cơ cứng cơ ở bệnh nhân sau tai biến?

Dùng thuốc điều trị co cứng của bác sĩ:

Trường hợp bệnh nhân bị co cứng nặng sẽ được bác sĩ chỉ định thêm dùng thuốc để giảm bớt tình trạng co cứng, thuốc giãn cơ sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng đau nhức. Các thuốc bác sĩ kê toa: Baclofen (Lioresal); Diazepam (Valium);Dantrolene (Dantrium);Tizanidine (Zanaflex);Clonidine (catapres)...

Tập vật lý trị liệu:

Vùng bị co cứng sẽ được bác sĩ trị liệu tập và hướng dẫn các bài tập vận động vùng bị cơ cứng như:

Đứng trên bàn nghiêng và quay người.

Tập các bài tập kéo dãn các cơ, co rút và vận động thường xuyên các khớp.

Nẹp hoặc bó bột vùng ức chế phản xạ kéo dãn của chi bị co rút và phòng ngừa co rút.

Kích thích xung điện qua da, qua thần kinh cơ và cột sống.

Ngoài tập vật lý trị liệu bệnh nhân có thể tập các bài tập đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày như:

Vận động cơ tay: cầm nắm di chuyển cửa, bật tắt công tắc điện, bóp nóng cao su.

Vận động cơ chân: di chuyển bên chân bị co cứng hằng ngày.

Quá trình phục hồi chức năng cần phải có thời gian người bệnh cần phải kiên trì luyện tập để mang lại kết quả điều trị tốt.

Điều trị co cứng cơ sau tai biến bằng phương pháp phẫu thuật: Căn cứ vào mức độ của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp kéo dài hoặc chuyển gân, phẫu thuật xương để sữa các biến dạng do co cứng.

Phòng ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát:

Tái khám định kỳ và khám tổng quát thường xuyên.

Kiểm soát tốt các bệnh mãn tính có nguy cơ tai biến như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, các bệnh lý về tim mạch…

Xây dựng lối sống lành mạnh: Nói không với thuốc lá và các chất kích thích như rượu, bia, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress…

Cân bằng chế độ ăn uống: Duy trì các thực phẩm lành mạnh như: các loại rau xanh và hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm từ cá giàu omega-3...Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol, mỡ động vật, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn (dưa cà, hành muối, thịt hun khói, pate, xúc xích…)


Nguồn: