Cần phải làm gì ngay khi phát hiện bị tai biến.

Ngày đăng: 10-11-2020 22:28:23

Đột quỵ não là bệnh lý nguy hiểm mang tính cấp bách đe dọa trực tiếp tới tính mạng bệnh nhân. Cần phải làm gì ngay khi phát hiện bị tai biến? Việc xử lý sớm và đúng cách sẽ giúp bệnh nhân bảo toàn được tính mạng và hạn chế tối đa các di chứng do tai biến gây ra

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não, não cần máu và oxy nuôi dưỡng não, duy trì mọi hoạt động sống. Do mạch máu não bị tắc nghẽn và vỡ mạch khiến lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho não bị gián đoạn đột ngột gây tổn thương, hoại tử dần các tế bào não.

Phân loại tai biến mạch máu não:

- Nhồi máu não (tắc nghẽn mạch máu não).

- Xuất huyết não ( vỡ mạch máu não).

- Thiếu máu não thoáng qua.

Nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ não:

- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

- Mặt có dấu hiệu bị méo, xệ một bên.

- Mất khả năng cử động cánh tay và một bên chân.

- Mắt mờ hoặc không nhìn thấy một hoặc cả hai mắt.

- Nói năng không rõ ràng, bập bẹ được vài câu.

- Rơi vào lú lẫn, không còn tỉnh táo.

Những biến chứng nặng nề do tai biến gây nên:

Gây yếu hoặc liệt nửa người gây khó khăn trong sinh hoạt, đi lại.

Nói khó, nói đớ, khó diễn đạt được ngôn ngữ ảnh hưởng trong giao tiếp hằng ngày.

Nhìn mờ hoặc mất hoàn toàn thị lực.

Trí nhớ giảm sút.

Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.

Cần làm gì ngay khi phát hiện có dấu hiệu tai biến:

Cần nhanh chóng gọi ngay 115 hoặc đưa bệnh nhân tới ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Trong quá trình chờ xe cấp cứu, người bệnh nên được sơ cứu:

Theo dõi các biểu hiện của người bệnh để báo cho nhân viên y tế.

Ghi nhớ giờ khởi phát tai biến.

Kê đầu cao khoảng 30 độ.

Nới lỏng quần áo, móc hết đờm dãi để bệnh nhân dễ thở.

Trấn an tinh thần bệnh nhân bằng cách hít sâu thở chậm.

Trường hợp bệnh nhân bị co giật nên lấy khăn quấn quanh chiếc đũa hay thanh que dài chắn ngay hàm răng để bệnh nhân không cắn được vào lưỡi.

Trong quá trình sơ cứu tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ thuốc gì khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Thời gian vàng cấp cứu bệnh nhân tai biến là từ 3-4 giờ khởi phát, phát hiện sớm tai biến, sơ cứu kịp thời sẽ giúp bệnh nhân hạn chế những biến chứng nặng nề nhất.

Kết hợp dùng An Cung Ngưu Hoàng hỗ trợ điều trị tai biến:

Bên cạnh sử dụng thuốc tây y, hiện nay phương pháp kết hợp dùng thuốc Đông Y An Cung Ngưu Hoàng để điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mang lại kết quả cao trong điều trị. An Cung Ngưu Hoàng đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện như Bệnh Viện 103, Bệnh Viện Quân Đội và được quản lý của Bộ Y Tế.

Để được tư vấn chuyên môn miễn phí liên hệ số hotline 0972005566.


Nguồn: