Nỗi lo bị đột quỵ não tái phát.

Ngày đăng: 06-04-2020 21:23:14

Đột quỵ não rất có thể bị tái phát bất kỳ lúc nào nếu như người bệnh thờ ơ, không có phương pháp và điều trị các yếu tố nguy cơ ngay từ sớm. Đột quỵ não tái phát lại sẽ để lại những biến chứng nặng nề so với lần trước rất là nhiều, thậm chí là đột ngột tử vong. Cùng bài viết tìm hiểu và ngăn chặn nỗi lo đột quỵ tái phát.

Đánh giá mức độ đột quỵ não tái phát:

Tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ não tái phát có nguy cơ tăng từ 5-25% năm đầu, tăng 10-50% trong 5 năm tiếp theo. Những lần đột quỵ tái phát sẽ làm gia tăng mức độ tổn thương ở não. Hậu quả của đột quỵ não tái phát sẽ gây liệt vận động, mất khả năng giao tiếp, mù loà, rơi vào lú lẫn, hay quên…

Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ não:

Không chủ động khám sức khoẻ định kỳ.

Không kiểm soát tốt được các bệnh lý như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, thiếu máu não…

Lối sống kém lành mạnh như: Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, thường xuyên bị căng thẳng, stress…

Thừa cân, béo phì.

Ít hoạt động thể chất.

Làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ não tái phát:

Nhận diện sớm các dấu hiệu đột quỵ khởi phát:

Khi người bệnh có những dấu hiệu bất thường như đột ngột: Đau đầu dữ dội, tay và chân mất sức lực, nói năng khó khăn, miệng có dấu hiệu bị méo… Cần nhanh chóng gọi ngay 115 hoặc nhờ người thân xung quanh đưa tới các bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ não:

Kiểm soát tốt các căn bệnh mãn tính như: Huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu...cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tái khám định kỳ.

Loại bỏ những thói quen không lành mạnh như:

Không hút thuốc lá.

Hạn chế uống quá nhiều rượu, bia.

Kiểm soát cân nặng ổn định.

Dành thời gian 30 p để tập thể dục mỗi ngày.

Hạn chế căng thẳng, stress.

Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Có chế độ ăn uống lành mạnh: Nên ăn các thực phẩm tốt cho sức khoẻ như cá, thịt nạc, hải sản, trứng, rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành, mè, oliu… Hạn chế các thực phẩm có chứa mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán có nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn...


Nguồn: