Những bài tập trị liệu cho bệnh nhân rối loạn tiền đình.

Ngày đăng: 31-03-2020 04:10:20

Rối loạn tiền đình ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc thì phương pháp điều trị bằng những bài tập trị liệu cũng đem lại hiệu quả cao. Vậy những bài tập trị liệu nào đem lại hiệu quả cả? Cùng bài viết dưới đây tham khảo thêm nhé.

Rối loạn tiền đình gây nên các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, quay cuồng, choáng váng, mất cân bằng khiến đi, đứng, thay đổi tư thế khó khăn, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn thính lực, lo lắng, mất tập trung, giảm khả năng chú ý… Gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống của bệnh nhân.

Bài tập trị cho bệnh nhân rối loạn tiền đình:

Bài tập Romberg: 

Người bệnh thực hiện bằng cách đứng thẳng, khép hai chân vào nhau, hai tay thả lỏng, nhắm mắt và đứng yên trong 30 giây, mỗi lần thực hiện lặp lại 20 lần. Trong quá trình tập nên đứng sát tường để tránh bị té ngã.

Bài tập Brandt - Daroff:

Người bệnh ngồi trên giường, 2 chân chạm sàn, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng. Đầu xoay sang trái một góc 40 độ, nằm nhanh xuống nghiêng người về bên phải, giữ tư thế này trong 30 giây cho tới hết chóng mặt. Sau đó xoay về vị trí ban đầu và thực hiện bên đối diện, mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần và mỗi lần thực hiện 5 lần liên tiếp.

Nghiệm pháp Epley:

Ngồi thẳng trên giường  hai chân để thoải mái, nếu bị chóng mặt bên trái thì xiay đầu sang phải 45 độ  nằm nhanh xuống ở tư thế ngửa người vẫn duy trì ở vị trí cũ trong 30 giây, còn nếu bị chóng mặt bên phải thì thực hiện động tác ngược lại. Từ từ ngồi dậy và ngồi yên trong vài phút, lặp lại động tác 3 lần liên tiếp nên tập trước lúc đi ngủ.

Để kiểm soát tốt rối loạn tiền đình cần thay đổi lối sống:

Tránh các yếu tố tác động:

Các yếu tố tác động tới rối loạn tiền đình như nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và chuyển động. Vì thế người rối loạn tiền định nên hạn chế:

Tự ý lái xe hoặc di chuyển nhiều trên các phương tiện chuyển động, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, đọc sách khi ngồi trên oto, xe bus, máy bay…

Tránh tập trung nơi đông người.

Khi ra ngoài trời nên đeo kính, đội mủ rộng vành để hạn chế bớt ánh sáng.

Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu.

Nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Rèn luyện sức khoẻ bằng cách tập thể dục mỗi ngày.

Có chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B, C, D, sữa, cá, thịt trắng, các loại rau xanh và hoa quả tươi. Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, đường, hạn uống rượu, bia, caffein.

Uống đủ nước mỗi ngày.


Nguồn: