Những điều cần biết về thiếu máu não thoáng qua.

Ngày đăng: 18-03-2020 04:26:06

Thiếu máu não thoáng qua là tình trạng lượng máu cung cấp lên não bị gián đoạn đột ngột và tự khỏi hẳn sau 24h. Bệnh tự hồi phục nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan và không biết đó là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não sắp xảy ra. Nào, cùng bài viết dưới đây để trang bị kiến thức về những điều cần biết về thiếu máu não thoáng qua.

Thiếu máu não thoáng qua

Triệu chứng cảnh báo thiếu máu não thoáng quan nên biết:

- Mắt mờ.

- Đau đầu, choáng váng, chóng mặt.

- Mất thăng bằng.

- Tay và chân một bên có dấu hiệu tê bì hoặc mất cảm giác.

- Nói khó, nói đớ hoặc nói năng không rõ ràng.

- Miệng méo, tê bì nửa bên mặt.

Khi người bệnh có những triệu chứng trên cần nhanh chóng tới ngay các cơ sở để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây nên thiếu máu não thoáng qua:

Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch: khiến mạch máu bị hẹp cản trở lượng máu cung cấp lên não hoặc các mảng xơ vữa này bị bóc tách hình thành cục máu đông trôi nổi tới tim gây nhồi máu cơ tim, trôi nổi đến não thì gây thiếu máu não hoặc đột quỵ não.

Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim khiến nhịp tim không co bóp đều khiến lượng máu cung cấp lên não giảm.

Thoái hoá đốt sống cổ: Vôi hoá, thoái hoá đốt sống cổ cũng là nguyên gây chèn ép khiến mạch máu hẹp lại cản trở lượng máu cung cấp lên não.

Hoặc do một số yếu tố khác như: Tuổi tác cao, người béo phì, mắc bệnh huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao, hút thuốc lá…

Thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm không?

Cơn thiếu máu não thoáng có thể xảy ra một hoặc nhiều lần và nguy cơ người bệnh sẽ bị đột quỵ não cấp gần 9 lần trong 2-5 năm tiếp theo. Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não phải đối mặt với những di chứng nặng nề như liệt tay, chân, rối loạn ngôn ngữ, mù, tinh thần không tỉnh táo...thậm chí là tử vong.

Làm thế phòng ngừa nguy cơ đột quỵ não?

Khám tìm ra nguyên nhân gây nên thiếu máu não thoáng qua và điều trị tốt tình trạng này.

Ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ não như: huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch….

Thay đổi những thói quen không lành mạnh như: Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia, hạn chế thức khuya và căng thẳng, stress, tích cực tập thể dục, thể thao mỗi ngày.

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung thường xuyên các thực phẩm từ cá, thịt trắng, tôm, cua, rau xanh và hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế các thực phẩm từ mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh...


Nguồn: