Cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân đột quỵ não.

Ngày đăng: 17-03-2020 04:02:37

Suy giảm trí nhớ là một trong những di chứng nặng nề của bệnh nhân đột quỵ não, tình trạng này khiến người bệnh mất hoàn toàn hồi ức, nhận biết các thành viên trong gia đình, mất định hướng trong cuộc sống...Làm thế nào để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân đột quỵ não? Cùng bài viết tìm hiểu và có phương pháp điều trị cho bệnh nhân phù hợp.

Đột quỵ não là gì?

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, tình trạng này xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn đột ngột. Phần não bị thiếu máu và oxy quá lâu sẽ bị tổn thương và hoại tử dần gây nên các di chứng nặng nề cho cơ thể như:

- Tê bì, yếu hoặc mất cảm giác 1 bên hoặc toàn thân.

- Nói năng khó khăn, không nói được hoặc khó diễn đạt được ngôn ngữ.

- Trí nhớ giảm sút, mất tỉnh táo.

- Miệng méo, liệt mặt, mắt nhắm không kín.

- Mắt mờ hoặc không nhìn thấy.

Phân loại đột quỵ não:

Nhồi máu não (Tắc nghẽn mạch máu não): Xảy ra khi lòng mạch não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa.

Xuất huyết não ( Vỡ mạch máu não): Xảy ra khi mạch máu não bị vỡ nguyên nhân do huyết áp cao hoặc bị dị dạng động tĩnh mạch.

Suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống:

Suy giảm trí nhớ khiến người bệnh quên hoàn toàn ký ức, người thân trong gia đình.

Mất định hướng trong cuộc sống, không nhận thức được thời gian và không gian.

Nói trước quên sau.

Không thể tự chăm sóc bản thân.

Khó giao tiếp với người xung quanh.

Khó tìm niềm vui cho bản thân trở thành gánh nặng cho gia đình.

Suy giảm trí nhớ cũng gây khó khăn trong quá trình hồi phục các di chứng như vận động, ngôn ngữ.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ:

Dùng thuốc điều trị:

Nên tuân thủ dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ như: thuốc chống đông máu, thuốc dưỡng não, thuốc kiểm soát huyết áp, nhịp tim, đường huyết…

Một số cách cải thiện trí nhớ:

Chơi trò chơi kích thích não bộ như: Chơi cờ, đếm số là một trò chơi giúp kích thích não bộ, hồi phục lại trí nhớ.

Trị liệu ngôn ngữ: Tập nói, nghe nhạc, đọc báo, xem thời sự...đây cũng là cách phục hồi chức năng và cải thiện trí nhớ cho bản thân.

Tăng cường vận động: Vận động thường xuyên tay và chân cũng là hình thức cải thiện tuần hoàn máu não, cải thiện trí nhớ cho bệnh nhân.

Nói chuyện với người bệnh thường xuyên: Tâm sự, trò chuyện, khơi gợi ký ức giúp bệnh nhân có thể hồi phục được trí nhớ.


Nguồn: