Bít tiểu nhĩ ở bệnh nhân rung nhĩ, không gây biến chứng tắc mạch

Ngày đăng: 20-01-2020 05:29:43

Tỷ lệ người bệnh mắc rụng nhĩ ngày càng tăng cao và thường gặp ở người cao tuổi. Gây nên tình trạng tăng đông, huyết khối trong buồng tâm nhĩ trái, khi huyết khối này vỡ ra gây nên tắc mạch và những hậu quả không mong muốn. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bít tiểu nhĩ ở bệnh nhân rung nhĩ, không gây biến chứng tắc mạch. Cùng đọc tiếp dưới đây nhé!

Rung nhĩ diễn ra như thế nào ?

Rung nhĩ là quá trình hình thành và lan truyền xung điện hoạt động của tim không bình thường, khi xung động không xuất phát từ nút xoang mà thay vào đó xuất phát vị trí khác nhau trong 2 buồng tâm nhĩ, được kích thích cơ nhĩ liên tục và cho tim hoạt động ở trạng thái rung mà không co bóp bình thường.

Rối loạn co bóp cơ ở nhĩ nếu những xung động nhanh thất thường được truyền xuống tâm thất thì gây nên hiện tượng rối loạn co bóp ở thất, làm cho tim không bơm lên máu, gây tụt huyết áp và nguy hiểm tới tính mạng.

Dấu hiệu rung nhĩ

- Nhịp tim đập nhanh khó thở, cảm giác hụt hơi.

- Choáng váng, vã mồ hôi, đau ngực khi tần số thất nhanh.

- Gây khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động thể lực và phù.

Kỹ thuật bít tiểu phòng ngừa biến chứng tắc mạch

Bít tiểu nhĩ trái là biện pháp điều trị nhằm ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong buồng tim để làm giảm tỷ lệ đột quỵ ở bệnh nhân bị rung nhĩ. Trong bệnh rung nhĩ chiếm 90% trường hợp cục máu đông hình thành trong tiểu nhĩ trái.

Trong quá trình thông tim 1 dụng cụ được cấu tạo bằng Nitinol được thả vào trong để bít kín tiểu nhĩ trái.

Đối tượng chỉ định và không chỉ định

- Tuổi từ 60 trở lên chiếm 1%, từ 75 - 84 chiếm 12% và từ 80 tuổi trở lên chiếm 1/3 số bệnh nhân bị rung nhĩ.

- Không dung nạp thuốc chống đông đường uống.

- Với những bệnh nhân có tiền sử chảy máu do dùng thuốc chống đông.

- Không sử dụng thuốc chống đông đường uống cho phụ nữ mang thai.

- Bệnh nhân có biến cố của tai biến mạch máu não tái phát do huyết khối rung nhĩ trái vẫn dùng được thuốc chống đông đạt liều.

Lưu ý khi thực hiện bít tiểu nhĩ ở bệnh nhân rung nhĩ

- Kháng sinh dự phòng đường tĩnh mạch.

- Kiểm tra tình trạng bệnh đi kèm và chức năng thận.

- Tiền sử xuất huyết tiêu hóa, bệnh rối loạn đông máu, dị ứng thuốc cản quang.

- Gây mê nội khí quản và đặt đầu dò siêu âm tim qua thực quản.

Hy vọng, những thông tin trên chúng tôi vừa đề cập về bít tiểu nhĩ ở bệnh nhân rung nhĩ, không gây biến chứng tắc mạch. Chắc hẳn đã phần nào có thêm kiến thức cho bạn và hỗ trợ kịp thời để tránh gây các biến chứng về sau.


Nguồn: