Điều trị tai biến cho bệnh nhân sau khi xuất viện về nhà.

Ngày đăng: 18-06-2019 09:50:03

Sau tai biến người bệnh thoát khỏi tử thần thì sẽ để lại các di chứng nặng nề như yếu hoặc liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác...Việc điều trị phục hồi chức năng rất khó khăn và phức tạp cần sự phối hợp giữa người bệnh với bác sỹ, giữa người bệnh và người nhà. Dưới đây là những kiến thức chăm sóc bệnh nhân tai biến ở nhà cần nắm.

Nguyên nhân gây nên tai biến mạch máu não:

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não, xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn khiến các mô não bị tổn thương. Hậu quả nếu nặng thì người bệnh có thể tử vong, nhẹ hơn thì giữ được tính mạng nhưng lại để lại các di chứng nặng nề.

Nguyên nhân gây tai biến được chia ra làm 3 loại:

Nhồi máu não: Xảy ra khi trong mạch có cục máu đông hoặc do các mảng xơ vữa chèn ép khiến lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn.

Xuất huyết não:  Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu tràn xung quanh và làm tổn thương mô não. Mạch máu não bị vỡ khiến máu huyết lưu thông lên não không đều gây tai biến. Tai biến do xuất huyết não thường khó điều trị hơn nhồi máu não.

Thiếu máu não thoáng qua: đây là triệu chứng tai biến nhẹ và các di chứng sau tai biến thường phục hồi sau 24h. Chính vì vậy người bị thường có tâm lý chủ quan và không chủ động điều trị ngay từ sớm.

Điều trị tai biến cho bệnh nhân tại nhà:

Điều trị bằng thuốc:

Sau khi xuất viện bác sỹ thường kê toa cho bệnh nhân uống thuốc hằng ngày, người nhà nên nhắc nhở bệnh nhân dùng thuốc đều đặn, uống đúng thuốc, đúng giờ. 

Trường hợp người nhà có tiền sử bệnh mãn tính như huyết áp, tim mạch, tiểu đường người bệnh cần kiểm soát tốt.

Điều trị tập vật lý trị liệu:

Các di chứng ảnh hưởng vùng vận động bệnh nhân cần kết hợp các bài tập từ các bác sỹ vật lý trị liệu, người nhà cần giúp đỡ bệnh nhân tập hằng ngày, thường xuyên để kích thích các vùng vận động hồi phục tránh bị co cứng cơ.

Trường hợp nằm một chổ thì người nhà cần giúp đỡ xoa bóp hằng ngày, trở mình cho người bệnh, lau rửa các vùng lưng mông tránh tình trạng lở loét.

Việc hồi phục chức năng cần phải kiên trì không thể hồi phục trong ngày một ngày hai được.

Điều trị thông qua chế độ dinh dưỡng:

Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, nếu bệnh nhân yếu thì nên cho bệnh nhân ăn đồ ăn mềm, lỏng dễ tiêu hoá như cháo, sữa, soup.

Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm đan xen nhau như cá, thịt, trứng, tôm, cua… 

Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như: gan, thịt heo, thịt bò, gà, cá...có tác dụng làm giảm phù não do thiếu máu.

Ăn nhiều các loại rau xanh và hoa quả tươi.

Kết hợp dùng An Cung Ngưu Hoàng:

An Cung Ngưu Hoàng có cơ chế giúp tiêu tan những mảng xơ vữa hoặc cục máu đông giúp máu huyết lưu thông tốt cho não, giúp kích thích phục hồi chức năng não.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0972005566


Nguồn: