Phát Hiện Và Cấp Cứu Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu Não

Ngày đăng: 28-12-2015 09:44:42

Bệnh nhân khi bị bệnh tai biến mạch máu não nếu không nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời, bệnh nhân dễ bị tử vong rất nhanh và nếu bệnh nhân vượt qua được cơn nguy kịch, giữ được mạng sống thì cũng gặp được nhiều di chứng nặng nề rất khó hồi phục. Do đó chúng ta cần chú ý phát hiện sớm những dầu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não và có biện pháp cấp cứu kịp thời để cứu sống bệnh nhân, giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa các di chứng để lại, giảm chi phí điều trị tại bệnh viện.

Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh tai biến mạch máu não

- Bệnh nhân bị đau dầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, mất thăng bằng cơ thể, không phối hợp được các hoạt động tay chân, thân người.

- Bệnh nhân bị tê, yếu tay chân, liệt một bên tay chân hoặc nửa thân người. Khi chúng ta yêu cầu bệnh nhân dơ tay lên mà không dơ được hoặc dơ lên được rồi buông thõng xuống rất nhanh, không cầm nắm được đồ vật, hoặc đang cầm thì bị rơi xuống. Bệnh nhân đi đứng loạng choạng, dễ té ngã.

- Bệnh nhân bị rối loạn thị giác, mắt nhìn mờ một bên hoặc hai bên, cảm giác tối sầm mặt mày…

- Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức, lú lẫn, không nhận biết rõ xung quanh, không hiểu được lời nới của người khác.

- Bệnh nhân bị liệt mặt, méo miệng, nói khó, nói ngọng hoặc có thể không nói được.

- Nếu chúng ta yêu cầu bệnh nhân: nói, cười, dơ tay lên mà bệnh nhân không làm được, hoặc khẩu hình miệng bị méo thì chắc chắn bệnh nhân đã bị bệnh tai biến mạch máu não.

Cấp cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não là bệnh cần được cấp cứu khẩn cấp, kịp thời, đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm, và giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Do đó, khi thấy dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não, cần dưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay, và tiến hành các bước sơ cứu bệnh nhân trước khi chuyển đến bệnh viện như sau:

Cách sơ cứu:

- Đỡ bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao nhẹ, nghiêng về một bên,

- Giữ thông thoáng, nới rộng quần áo để bệnh nhân dễ thở, theo dõi huyết áp, nhịp thở, mạch cho bệnh nhân.

- Chú ý xem bệnh nhân tỉnh hay hôn mê, nhận diện sắc mặt.

- Bệnh nhân còn thở thì cần động viên trấn an bệnh nhân, bảo bệnh nhân hít sâu và thở chậm.

- Nếu bệnh nhân có nôn ói thì lau sạch chất nôn, để bệnh nhân nghiêng đầu sang 1 bên cho dễ nôn ra.

- Nếu bệnh nhân bị co giật thì để nằm nghiêng, tránh để bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn màn mềm quấn quanh một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.

- Nếu bệnh nhân hôn mê ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo, thổi hơi và ép tim để bệnh nhân thở lại.

Chú ý không được chích lễ, cạo gió, xoa bóp, nặn chanh, hay tự ý nhỏ thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân, vì rất nguy hiểm đến tính mạng.

Sau đó, phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu kịp thời. Tại bệnh viện bệnh nhân sẽ được hồi sức cấp cứu và điều trị tích cực theo y lệnh của bác sĩ để bệnh nhân nhanh hồi phục.

Bên cạnh đó, nên cho bệnh nhân uống thuốc An Cung Rùa Vàng khi đã cấp cứu qua con nguy kịch. Mỗi ngày uống 1 viên, 3-5 viên cho một đợt điều trị. Thuốc An Cung Rùa Vàng có tác dụng cấp cứu và điều trị bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và giảm nhẹ các di chứng để lại.

Tư vấn dùng thuốc An Cung Rùa Vàng cấp cứu và điều trị bệnh tai biến mạch máu não: 0972. 00 55 66 (Dược sĩ Khuy).

Nguồn: