Một Số Dạng Suy Tim Thường Gặp

Ngày đăng: 22-02-2016 14:56:53

Bệnh suy tim khiến cho trái tim yếu đi, hoạt đông bơm máu của tim đi nuôi cơ thể khó khăn và yếu dần, khiến cho người bệnh khó thở, mệt mỏi kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu một số dạng suy tim thường gặp như sau:

Một số dạng suy tim thường gặp

- Theo chức năng của tim chúng ta thường gặp một số dạng suy tim như sau:

+ Suy tim tâm thu: Là khi cơ tim bị yếu đi do bị giãn rộng, không thể bơm máu ra khỏi tim được gây suy tim.

+ Suy tim tâm trương: Là khi cơ tim trở nên dày và cứng, khó giãn rộng ở thời điểm máu đổ đầy tim gây suy tim.

- Theo vị trí của tim chúng ta thường gặp một số dạng suy tim như sau:

+ Suy tim trái: Nếu phía bên trái của tim, bao gồm tâm nhĩ trái và tâm thất trái bơm và trữ máu không hiệu quả hoặc co bóp không đồng đều làm cho máu dễ ứ tại phổi. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, ho khan kéo dài nhất là vào ban đêm, đôi khi ho kèm theo có đờm lẫn máu.

+ Suy tim phải: Nếu phía bên phải của tim, bao gồm tâm nhĩ phải và tâm thất phải bị suy yếu khiến cho máu từ tĩnh mạch trở về tim khó khăn. Lâu ngày máu sẽ tích tụ trong các tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài mạch máu gây phù chân nhất là bàn chân, mắt cá chân và bắp chân.

+ Suy tim toàn bộ hay còn gọi là suy tim sung huyết: Xảy ra khi máu lưu thông với tốc độ chậm làm thoát dịch ra ngoài mạch máu và ứ đọng lại ở tất cả các cơ quan gây phù phổi, phù gan, phù thận và dẫn đến suy tim.

- Theo Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ (NYHA) chúng ta thường gặp một số dạng suy tim như sau:

- Suy tim độ 1 (suy tim tiềm tàng): Bệnh nhân không có triệu chứng, hoạt động thể lực vẫn bình thường.

- Suy tim độ 2 (suy tim nhẹ): Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, hoặc đau thắt ngực khi gắng sức, hoạt động thể lực; đỡ hơn khi nghỉ ngơi.

- Suy tim độ 3 (suy tim trung bình): Bệnh nhân bị hạn chế đáng kể khi hoạt động thể chất, khi hoạt động bình thường hoặc gắng sức nhẹ đã cảm thấy mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, hoặc đau đau thắt ngực; đỡ hơn khi nghỉ ngơi.

- Suy tim độ 4 (suy tim nặng): Bệnh nhân không thể thực hiện được các hoạt động thể chất, triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực, đau thắt ngực xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi và các triệu chứng tăng nặng lên khi hoạt động.

Thông Tâm Mạch phòng bệnh suy tim hiệu quả

Khi thấy các dấu hiệu như phù, mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực, mệt lã… thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch khám và và điều trị bệnh kịp thời, giúp ngăn ngừa những biến chứng của bệnh suy tim nặng. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đo diện tim… để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây suy tim và có biện pháp dùng thuốc điều trị bệnh hiệu quả. Bệnh nhân bị bệnh suy tim cần chú ý giữ gìn sức khỏe và chăm sóc sức khỏe chu đáo, tránh làm việc nặng và nghỉ ngơi hợp lý. Kết hợp uống thực phẩm chức nặng Thông Tâm Mạch giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh suy tim hiệu quả, tăng cường sức khỏe cơ tim và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh suy tim.

Nguồn: